Trẻ bị táo bón không đi ngoài được phải làm sao?

Táo bón là một trong số những vấn đề tiêu hóa hay gặp ở trẻ nhỏ, gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho con khi bé đi ngoài và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nếu bị táo bón kéo dài. Vậy khi trẻ bị táo bón không đi ngoài được phải làm sao? Bố mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết cách khắc phục cho con nhanh chóng!

Tác hại khó lường của táo bón lâu ngày ở trẻ

Trẻ bị táo bón không đi ngoài được không chỉ khiến con đau đớn khi đi mà lâu dần sẽ tạo thành tâm lý sợ hãi khi bé phải đi vệ sinh, trốn tránh việc đi ngoài. Trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài làm cho phân tích tụ lại, gây chướng bụng, đầy hơi và kèm theo đó là tình trạng trẻ bị biếng ăn, thiếu hụt chất dinh dưỡng và bé bị còi cọc, sục cân, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của con.

Cùng với đó, việc phân tồn đọng tại trực tràng trong thời gian dài có thể làm cho con bị trĩ, sa trực tràng, thậm chí là ung thư trực tràng nguy hiểm. Đặc biệt phân khô, cứng tồn đọng chứa nhiều độc tố hơn bình thường, hấp thu ngược trở lại cơ thể bé khi con bị táo bón.

Do đó, khi thấy trẻ bị táo bón không đi ngoài được bố mẹ cần tìm kiếm các giải pháp cải thiện sớm, tránh tình trạng để táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của con.

Trẻ bị táo bón không đi ngoài được phải làm sao?

Táo bón lâu ngày gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé

Trẻ bị táo bón không đi ngoài được phải làm sao?

Bố mẹ luôn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con để có các biện pháp cải thiện kịp thời cho trẻ, tránh gây ra những ảnh hưởng xấu tới bé. Nếu thấy trẻ bị táo bón không đi ngoài được, bố mẹ có thể tham khảo một số cách trị táo bón cho trẻ tại nhà hiệu quả như sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Thiếu nước là một trong những nguyên nhân hay gặp phải gây táo bón ở trẻ nhỏ. Do đó, mẹ cần lưu ý để bổ sung lượng nước cần thiết cho con phù hợp với độ tuổi. Cho trẻ uống nhiều nước giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân cho bé cũng như cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ nhanh chóng.

Trẻ bị táo bón không đi ngoài được phải làm sao?

Cho con uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa và giúp bé dễ đi ngoài

  • Massage bụng: Thực hiện massage bụng trẻ là cách đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao, được nhiều mẹ bỉm áp dụng cho bé táo bón. Massage bụng giúp tăng cường nhu động ruột, lại làm tinh thần của con được thư giãn, kích thích ăn ngon, ngủ sâu giấc.
  • Ngâm hậu môn vào chậu nước ấm: Dùng nước ấm giúp kích thích cơ vòng hậu môn, thúc đẩy nhu động ruột và làm mềm phân cho bé. Hãy cho trẻ tắm hay ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 5 phút để con đi vệ sinh dễ dàng.
  • Tăng cường bổ sung rau củ quả: Rau xanh có chứa hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ làm giảm táo bón lâu ngày nhanh chóng cho trẻ. Mẹ nên tăng cường cho con dùng các loại rau xanh có tính nhuận tràng, chứa nhiều chất xơ hòa tan như rau đay, mồng tơi, bông cải xanh, các loại đậu cùng các loại hoa quả như chuối, bơ, lê, táo..
  • Tập cho trẻ vận động nhiều hơn: Khi thấy trẻ bị táo bón không đi ngoài được, bố mẹ hãy khuyến khích con hoạt động nhiều hơn để cơ bụng được co bóp thường xuyên, kích thích bé đi ngoài. Với trẻ nhỏ còn bú mẹ thì mẹ hãy thực hiện các động tác nắn chân, nắn tay, cho trẻ vươn vai..
  • Giúp con đi vệ sinh đúng giờ: Dạy trẻ đi vệ sinh đúng giờ, đúng cách sẽ tạo phản xạ cho trẻ để giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Các phụ huynh cũng cần lưu ý khi con đang đi ngoài thì không nên cho trẻ dùng các thiết bị điện tử và làm trẻ phân tâm.

Ngoài các biện pháp trên, bố mẹ cũng nên kết hợp cho trẻ uống men vi sinh đều đặn để tăng cường hàm lượng lợi khuẩn đường ruột, nhằm giúp trẻ ổn định và cân bằng hệ sinh thái đường ruột nhanh chóng, giảm dấu hiệu táo bón do nhiễm khuẩn, do rối loạn tiêu hóa ở trẻ, đồng thời giúp con tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, phòng tránh táo bón tái phát cũng như ngăn ngừa các bệnh lý tiêu hóa khác xảy ra.

Trẻ bị táo bón không đi ngoài được phải làm sao?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ của Anh Quốc

Hãy áp dụng các biện pháp trên khi trẻ bị táo bón không đi ngoài được để giúp bé đi vệ sinh dễ dàng. Bố mẹ không nên quá nóng vội mà thụt tháo ngay cho trẻ, bởi điều này sẽ làm tổn thương hậu môn của bé. Đồng thời không nên cho con uống ngay thuốc xổ, thuốc nhuận tràng mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ bởi sẽ làm giảm co thắt cơ vòng hậu môn của trẻ và làm cho bé bị phụ thuộc vào thuốc.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ