Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu là hiện tượng không quá xa lạ nhưng vẫn làm nhiều phụ huynh cảm thấy bối rối không biết xử lý ra sao. Bé đi ngoài ra máu có nguy hiểm không và phải làm thế nào để cải thiện? Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn vấn đề này!

Dấu hiệu nhận biết trẻ đi ngoài ra máu

Táo bón là bệnh lý đường ruột thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé từ 2-4 tuổi. Tuy nhiên trẻ táo bón đi ngoài ra máu lại làm cho bố mẹ hết sức lo lắng. Đa phần nguyên nhân của tình trạng này là do nứt kẽ hậu môn gây ra.

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Trẻ bị táo bón ra máu có thể thấy trên phân dính máu hay hậu môn có vết rách nhỏ

Một số dấu hiệu khi bé bị đi ngoài ra máu bố mẹ có thể phát hiện ra là:

  • Trẻ nhịn đi ngoài, không chịu đi ngoài. Nếu được bố mẹ nhắc nhở con sẽ quấy khóc và khó chịu.
  • Phân trẻ to, rắn, bề mặt phân xuất hiện máu. Không chỉ dính trên phân mà đôi khi máu còn bắn ra khi đi vệ sinh hay dính trên đũng quần.
  • Quan sát hậu môn trẻ bố mẹ có thể thấy phát hiện những vết rách nhỏ.

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Bố mẹ đừng chủ quan khi thấy trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của bé như:

  • Bệnh trĩ: Bệnh trĩ là biến chứng của táo bón kéo dài, khi bé bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới thành hậu môn, gây viêm nhiễm hậu môn và hình thành các búi trĩ. Bệnh gây đau đớn cho bé mỗi lần đại tiện, nếu nặng hơn phải phẫu thuật cắt búi trĩ.

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Biến chứng của táo bón kéo dài đi ra máu là bé bị bệnh trĩ hay viêm loét hậu môn

  • Viêm loét hậu môn: Trẻ táo bón ra máu lâu ngày sẽ gây rách hậu môn, khi hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công dẫn tới viêm loét. Viêm hậu môn lâu ngày có thể tạo thành mãn tính, tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng.
  • Polyp trực tràng: Trẻ có thể bị polyp trực tràng nhưng biểu hiện không rõ ràng, dễ lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường, do đó bố mẹ nên chú ý tới sức khỏe của bé và đưa con đi viện kịp thời.
  • Ung thư đại tràng: Trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài gây viêm nhiễm đại tràng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên các tế bào ung thư.

Cách xử lý trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Để khắc phục tình trạng trẻ đi ngoài ra máu, bố mẹ có thể áp dụng ngay các biện pháp sau:

  • Bổ sung chất xơ: Chất xơ có trong các loại rau củ quả, trái cây, góp phần quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa táo bón. Chất xơ giúp làm mềm, xốp và tăng lượng nước trong phân, giảm thời gian phân di chuyển trong đường ruột và hỗ trợ bé đi ngoài. Thực phẩm giàu chất xơ gồm có rau má, bông cải xanh, rau khoai lang, mồng tơi, lê, táo, chuối, đu đủ..
  • Cho bé uống nhiều nước: Thiếu nước cũng có thể làm cho bé bị táo bón, đặc biệt là bé trong độ tuổi ăn dặm. Do vậy mẹ nên chú ý lượng nước trẻ cần theo từng giai đoạn phát triển và bổ sung đủ cho con.
  • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ: Thời điểm tốt nhất để cho trẻ đi đại tiện là buổi sáng sau khi thức dậy, lúc này đại tràng sẽ co bóp mạnh gấp 3 lần so với bình thường và làm trẻ mót đại tiện hơn. Bố mẹ hãy tập cho con đi ngoài đúng giờ để tránh bị táo bón.
  • Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé tiêu hóa kém: Tăng cường men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cách hỗ trợ tiêu hóa nhanh chóng, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con, đặc biệt với trẻ bị táo bón do nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn trong men vi sinh sẽ giúp cân bằng và ổn định hệ tiêu hóa, mang tới hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bảo vệ đường ruột cũng như phòng tránh bị táo bón tái phát.

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ của Anh Quốc

Trong trường hợp trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, quấy khóc, sốt cao, sụt cân nhanh, sờ bụng thấy cứng, bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ