Trẻ bị táo bón có nên thụt không? Làm thế nào để con sớm khỏi táo bón?

Thụt tháo là một trong những cách được áp dụng để điều trị táo bón. Tuy nhiên bố mẹ cần tìm hiểu kỹ phương pháp này trước khi quyết định dùng cho con, cân nhắc trẻ bị táo bón có nên thụt không và các biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện phương pháp này. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu các cách giúp bé mau khỏi táo bón hiệu quả.

Mục đích của việc thụt hậu môn là gì?

Trẻ nhỏ bị táo bón là điều rất hay xảy ra. Với các trường hợp nhẹ, hầu hết các bác sĩ đều khuyên bố mẹ nên hạn chế thụt hậu môn cho bé và thay vào đó là điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn nghĩ tới biện pháp thụt hậu môn để bé khỏi nhanh hơn. Trước khi thực hiện, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ trẻ bị táo bón có nên thụt không và thụt hậu môn với mục đích gì? Việc thụt hậu môn cho bé mang tới các tác dụng sau:

  • Giúp làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột của trẻ.
  • Kích thích thành ruột nở rộng, tăng co bóp để đẩy phân ra bên ngoài, hỗ trợ cải thiện táo bón cho trẻ.
  • Giúp làm sạch đại tràng, trực tràng của trẻ khi phân bị ứ đọng cấp tính.

Trẻ bị táo bón có nên thụt không? Làm thế nào để con sớm khỏi táo bón?

Thụt hậu môn giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột để bé đi ngoài dễ hơn

Trả lời câu hỏi trẻ bị táo bón có nên thụt không?

Thụt hậu môn là cách đặt hay bơm dung dịch thuốc qua đại tràng để làm mềm phân tắc nghẽn trong đường ruột. Tùy vào tình trạng táo bón của trẻ mà có thể sử dụng các loại thuốc thụt khác nhau, tuy nhiên nhiều bố mẹ vẫn băn khoăn trẻ bị táo bón có nên thụt không?

Theo nhiều chuyên gia, việc sử dụng thuốc thụt cho trẻ táo bón khá an toàn, nhưng phương pháp này chỉ nên sử dụng khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả. Lạm dụng thụt tháo hậu môn cho trẻ có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Gây ra cảm giác bỏng rát, tổn thương thành hậu môn của trẻ do bộ phận này của con còn yếu.
  • Khiến trẻ mất đi phản xạ đi vệ sinh tự nhiên.
  • Gây chảy máu và phụ thuộc vào thuốc mới đi ngoài được.

Trước khi sử dụng biện pháp thụt hậu môn cho bé, tốt nhất bố mẹ cần được sự tư vấn của bác sĩ, không tùy tiện thụt hậu môn cho con bởi điều này có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.

Trẻ bị táo bón có nên thụt không? Làm thế nào để con sớm khỏi táo bón?

Bố mẹ chỉ thực hiện thụt hậu môn cho trẻ khi không còn biện pháp nào khác

Làm thế nào để con sớm khỏi táo bón?

Với những trường hợp táo bón nhẹ, bố mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà với những biện pháp đơn giản mà hiệu quả như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho bú mẹ hoàn toàn bởi sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất và các loại vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bé tiêu hóa tốt và mau khỏi táo bón.
  • Với trẻ uống sữa công thức hay sữa bò, mẹ cần pha sữa với tỷ lệ chuẩn in trên bao bì để tránh gây táo bón cho con.
  • Với những trẻ đến tuổi ăn dặm, mẹ nên tăng cường thêm cho con các thực phẩm giàu chất xơ và bổ sung thực phẩm có tính nhuận tràng cho trẻ.
  • Thực hiện massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột, giúp con dễ tiêu hơn.
  • Cho con uống nước với lượng nước đúng độ tuổi của trẻ. Bổ sung nước cho trẻ kể cả khi con không cảm thấy khát.
  • Khuyến khích các bé lớn vận động nhiều hơn trong ngày với các môn thể thao con thích để kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất.

Bên cạnh đó, với những bé có biểu hiện táo bón do tiêu hóa kém, bố mẹ nên cho trẻ uống men vi sinh để tăng cường thêm hàm lượng lớn lợi khuẩn cho trẻ, ức chế hại khuẩn sinh sôi làm mất cân bằng hệ vi sinh của bé, từ đó giảm nhanh dấu hiệu táo bón do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa. Bé sử dụng men vi sinh có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, có sức đề kháng tốt hơn, từ đó ngăn ngừa táo bón tái phát sau này.

Trẻ bị táo bón có nên thụt không? Làm thế nào để con sớm khỏi táo bón?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ của Anh Quốc

Đọc xong bài viết trên, mẹ đã biết trẻ bị táo bón có nên thụt không và các biện pháp trị táo bón không cần thụt tháo thế nào an toàn và hiệu quả rồi. Bố mẹ nên nhớ trước khi sử dụng biện pháp gì cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ