Trẻ bị phân sống kéo dài có nguy hiểm không?

Đi ngoài phân sống là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ chậm tăng cân, đặc biệt nếu bé đi phân sống kéo dài có thể gây ra tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Vậy trẻ bị phân sống kéo dài có nguy hiểm không? Phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

Trẻ bị phân sống kéo dài có nguy hiểm không?

Trẻ đi ngoài phân sống là hiện tượng khá phổ biến ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện nên dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột và có triệu chứng điển hình là đi phân sống. Bố mẹ thấy con đi phân sống thường cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy, tuy nhiên điều này lại gây nguy hiểm cho trẻ vì thức ăn thừa bị giữ lại trong ruột, không được đẩy ra bên ngoài và làm tăng nguy cơ bị tắc ruột.

Trẻ bị phân sống kéo dài có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp trẻ đi ngoài phân sống có thể tự khỏi và phục hồi sức khỏe

Thời gian trẻ bị phân sống kéo dài có nguy hiểm không? Các bác sĩ khuyên rằng, nếu mẹ thấy con đi ngoài phân sống, dạng lợn cợn, có nước từ 1-3 lần/ngày thì không cần lo lắng, chỉ cần chăm sóc trẻ và xây dựng chế độ ăn phù hợp cho con thì bé sẽ tự phục hồi, cơ thể tự đào thải độc tố và cặn dư còn sót lại. Đối với những bé từ 0-3 tuổi nếu đi phân sống trong khoảng 3 tháng đầu đời nhưng vẫn tăng cân đều, đạt chuẩn thì sau đó trẻ sẽ tự phục hồi sau 2-3 tháng.

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ đi ngoài phân sống có thể tự khỏi nếu bố mẹ chăm sóc trẻ đúng cách, chỉ cần lưu ý bổ sung nước và điện giải cho con, chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ bị phân sống kéo dài hơn 10 lần/ngày thì có thể con đang bị tiêu chảy cấp, bố mẹ cần đưa con đi khám để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bé.

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của trẻ đi ngoài phân sống

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị đi ngoài phân sống, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Mẹ cần duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, khi ăn dặm nên cho trẻ ăn từng chút một, cho ăn từ bột loãng tới đặc để trẻ thích nghi với chế độ ăn từ bú sữa mẹ sang tinh bột.
  • Các bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm thức ăn để trẻ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, trong đó lưu ý thêm thịt gà băm nhỏ vào bột cháo sẽ tốt cho trẻ bị tiêu chảy phân sống kéo dài.

Trẻ bị phân sống kéo dài có nguy hiểm không?

Thêm thịt gà bổ dưỡng, dễ tiêu hóa vào bữa ăn của trẻ bị đi phân sống

  • Cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích sự thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện tình trạng đi phân sống một cách tự nhiên.
  • Tăng cường thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa cho trẻ như cháo ninh nhừ, cháo xay với thịt bò/gà/thịt thăn, khoai tây, cà rốt, bí đỏ..
  • Tạm ngừng cho trẻ ăn các thực phẩm tanh như tôm, cua, cá, lươn.. khi bé đi ngoài về bình thường thì có thể tiếp tục cho ăn các thực phẩm này.
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên cho con ăn quá nhiều, ép trẻ ăn quá sức trong bữa.
  • Có thể bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ chứa lysine, vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, selen, crom, vitamin nhóm B.. để tăng cường đề kháng cho trẻ, giúp trẻ ít ốm vặt hơn.

Trẻ bị phân sống kéo dài có nguy hiểm không?

Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ với men vi sinh, hỗ trợ tăng sức đề kháng

  • Với trẻ có biểu hiện biếng ăn tiêu hóa kém, các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, tái thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, ổn định sức khỏe đường ruột cũng như giảm nhanh dấu hiệu đi ngoài phân sống. Bố mẹ hãy duy trì cho con dùng men vi sinh đều đặn để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng tránh bị phân sống tái phát.

Bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy trẻ bị phân sống kéo dài mà hãy điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt cho bé, giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sớm khỏi bệnh.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ