Dấu hiệu trẻ sơ sinh tiêu hoá kém? Cách khắc phục?
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị ảnh hưởng, nhiều bé có tình trạng tiêu hóa kém. Vậy mẹ có biết dấu hiệu trẻ sơ sinh tiêu hóa kém là gì và làm sao để khắc phục không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng giúp bố mẹ tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh tiêu hoá kém?
Quan sát các dấu hiệu trẻ sơ sinh tiêu hóa kém giúp bố mẹ nhanh chóng tìm cách khắc phục cho trẻ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Các dấu hiệu cho thấy trẻ tiêu hóa kém gồm:
Trẻ nôn ói: Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị nôn ói như bị ngộ độc, sốt, cho ăn hoặc bú quá nhiều.. tuy nhiên nôn ói cũng có thể do vấn đề tiêu hóa của trẻ gây ra như viêm ruột thừa, chướng bụng, khó tiêu.. Cùng với nôn ói, trẻ có thể bị tiêu chảy, sốt cao, đau dạ dày.
Nôn ói là một trong những biểu hiện cho tháy trẻ sơ sinh bị tiêu hóa kém
Trẻ đau bụng:Đau bụng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề đường ruột như tiêu chảy, táo bón, ngộ độc thực phẩm.. Nhiều trường hợp trẻ bị đau bụng kèm theo đầy hơi, chuột rút, nôn, khó chịu.
Trẻ táo bón và tiêu chảy: Trẻ bị tiêu hóa kém dễ bị tiêu chảy hay táo bón khi ăn uống không điều độ, bị ruột kích thích..
Trẻ đi ngoài phân sống: Nhiều bé đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều nước đôi khi có lổn nhổn các hạt thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Bố mẹ quan sát trẻ đi đại tiện có váng nổi lên do mỡ không được hấp thu trong phân.
Trẻ biếng ăn bỏ bữa: Trẻ có hiện tượng biếng ăn, bỏ bữa, bỏ bú do con tiêu hóa kém, hệ tiêu hóa không hoạt động tốt. Tình trạng này kéo dài có thể khiến con suy dinh dưỡng, chậm lên cân, còi xương.
Cách khắc phục tình trạng tiêu hóa kém hiệu quả ở trẻ sơ sinh
Khi thấy trẻ sơ sinh bị tiêu hóa kém, bố mẹ cần lưu ý thực hiện một số điều sau để cải thiện tình trạng bé sơn sinh tiêu hóa kém này của trẻ:
Với trẻ dưới 1 tuổi, thời gian ăn dặm của con nên đợi tới khi bé được 6 tháng tuổi, không cho con ăn dặm quá sớm bởi việc bổ sung thực phẩm sớm sẽ khiến dạ dày và ruột của trẻ hoạt động quá sức, gây tổn thương và rối loạn hệ tiêu hóa.
Không cho trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi để tránh làm tổn thương hệ tiêu hóa
Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho con ăn ít một. Nếu thấy trẻ nôn ói nhiều kèm theo sốt, mệt mỏi, quấy khóc.. thì cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không cho con dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ với cân đối đủ 4 nhóm chất (đạm, bột đường, vitamin và khoáng chất). Món ăn cần nấu chín, đảm bảo tươi ngon sạch sẽ.
Những trẻ bị tiêu hóa kém bố mẹ nên hạn chế cho con ăn các món đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều đường.. bởi những thực phẩm này có thể khiến tình trạng tiêu hóa kém của trẻ trầm trọng hơn.
Với trẻ rối loạn tiêu hóa, bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn cho con dùng các loại sữa giàu chất xơ tự nhiên, có khả năng chuyển hóa cao và có nhiều enzyme hỗ trợ tiêu hóa.
Trẻ bị biếng ăn tiêu hóa kém do loạn khuẩn đường ruột, ba mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa. Nhờ cung cấp hàm lượng lợi khuẩn dồi dào, men vi sinh là lựa chọn được nhiều phụ huynh ưu tiên dùng cho con, giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng đề kháng, điều này giúp tạo tiền đề giúp trẻ tăng cường hấp thu thức ăn, hạn chế tình trạng biếng ăn, rối loạn hay gặp.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Trên đây là một số cách cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa của bé và tăng cường sức đề kháng cho con, bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay. Hãy luôn quan sát tình trạng sức khỏe của bé để sớm phát hiện các dấu hiệu trẻ sơ sinh tiêu hoá kém của con, tránh để kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển toàn diện của trẻ.