Trẻ bị chân tay miệng nên làm gì? Nên cho bé ăn gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm hay gặp phải ở trẻ nhỏ và gây lo lắng cho nhiều phụ huynh có con nhỏ, nhất là với các bé dưới 5 tuổi. Vậy khi trẻ bị chân tay miệng nên làm gì? Nên cho bé ăn gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp ngay những thắc mắc này.

Giải đáp thắc mắc trẻ bị chân tay miệng nên làm gì?

Trẻ bị chân tay miệng nên làm gì để nhanh khỏi là băn khoăn của nhiều phụ huynh. Khi thấy trẻ bị bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần nhớ nguyên tắc chăm sóc trẻ tại nhà để nhanh khỏi như sau đây:

Đối với các tổn thương ở bên ngoài da

Những nốt phát ban, mụn nước ở ngoài da có thể mọc nhiều và khiến trẻ bị ngứa, gây ra các vết thâm sẹo sau khi lành bệnh. Để mụn lặn nhanh, mẹ cần nhớ:

  • Sát khuẩn thường xuyên để mụn nước không bị nhiễm trùng, xẹp và khô se lại nhanh hơn.
  • Hạn chế gãi, sờ vào làm vỡ nốt muộn để đưa mầm bệnh virus lây lan sang các khu vực khác.

Trẻ bị chân tay miệng nên làm gì? Nên cho bé ăn gì?

Sát khuẩn mụn nước và hạn chế để trẻ gãi nốt mụn

Đối với các vết loét ở trong khoang miệng

Các vết loét trong miệng có thể khỏi nhanh hơn khi được kiểm soát để không gây nhiễm trùng, không bị vi khuẩn và mầm bệnh trong khoang miệng tấn công. Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được vệ sinh các vết loét miệng thường xuyên bằng sản phẩm sát khuẩn lành mạnh.

Đối với các triệu chứng bệnh khác

Những trẻ bị sốt cần được chườm đắp bằng khăn ấm liên tục. Những trẻ sốt trên 38.5 độ C nên dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo dõi tình trạng của trẻ thường xuyên và cho trẻ đi bệnh viện nếu bé có các dấu hiệu như bị sốt cao trên 39 độ C, trẻ thở nhanh, khó thở, bị giật mình, đi loạng choạng, co giật hay hôn mê…

Trẻ bị chân tay miệng nên làm gì? Nên cho bé ăn gì?

Nếu rẻ bị sốt cao cần chườm đắp hạ sốt cho con ngay

Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sau khi bị bệnh, bố mẹ cần lưu ý thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ chân tay miệng với các thực phẩm như sau đây:

  • Những thức ăn dạng lỏng, mềm: Cho trẻ bị tay chân miệng ăn các loại thực phẩm như cháo hay súp để hấp thu và tiêu hóa tốt hơn, không làm con bị đau rát miệng. Mẹ có thể kết hợp nấu cháo với các loại củ quả khác nhau như cháo sườn nấu đậu, cháo lươn đậu xanh, cháo tôm cà rốt..

Trẻ bị chân tay miệng nên làm gì? Nên cho bé ăn gì?

Nấu các món cháo dinh dưỡng mềm để trẻ dễ nuốt

  • Thực phẩm thanh mát, điều hòa cơ thể: Cơ thể trẻ khi nhiễm bệnh sẽ bị nóng trong người, do đó mẹ nên nấu các thực phẩm làm mát và điều hòa cơ thể, kết hợp bột sắn dây, cho trẻ ăn đu đủ vị ngọt và mềm, giàu vitamin để giảm vết loét trong khoang miệng, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cho trẻ dùng các món từ trứng: Món ăn từ trứng thường mềm, bé dễ nhai và nuốt hơn. Bên cạnh đó trẻ còn nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng từ thực phẩm này như protein, sắt, vitamin và khoáng chất.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Đảm bảo rằng trẻ được uống đủ lượng nước cần thiết, tăng cường các thức uống như nước cam, nước chanh, sữa chua để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Ngoài ra nếu trẻ bị mất nước với các dấu hiệu như khô môi, mắt trũng, đi tiểu ít thì cần đưa con tới gặp bác sĩ sớm.
  • Dùng đồ uống lạnh: Thực phẩm hay đồ uống lạnh xoa dịu các cơn đau của vết loét quanh miệng. Uống thức uống lạnh còn giúp trẻ giải nhiệt và mát mẻ hơn.

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên khả năng mắc bệnh cao. Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho con, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và để trẻ vận động thường xuyên, bố mẹ nên tăng cường thêm probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhất là với những trẻ có đường ruột yếu, tiêu hóa kém để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của con, kích thích trẻ ăn uống tốt để nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên để phòng bệnh hiệu quả.

Trẻ bị chân tay miệng nên làm gì? Nên cho bé ăn gì?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Vậy là bài viết trên đã giúp bố mẹ biết được trẻ bị chân tay miệng nên làm gì và nên sắp xếp chế độ dinh dưỡng cho con thế nào rồi. Ở giai đoạn đầu các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng rất dễ nhầm lẫn với vấn đề tiêu hóa của trẻ, do đó bố mẹ cần chú ý nhiều hơn tới trẻ và thực hiện điều trị sớm để con mau khỏi bệnh.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ