Tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ cai sữa bị ốm

Thực tế cho thấy, sau khi con cai sữa, nhiều mẹ lo lắng bởi bé dễ ốm hơn, bị sốt và cảm lạnh trong vài ngày. Nhiều bé lại gặp tình trạng tiêu chảy không rõ lý do,… Tìm hiểu ngay các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ cai sữa bị ốm dưới đây!

Tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ cai sữa bị ốm

Tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ cai sữa bị ốm

Tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ cai sữa bị ốm

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, mất đi sự bảo vệ của sữa mẹ 

Kháng thể có trong sữa mẹ là bao gồm các yếu tố miễn dịch như lactoferrin, tế bào lympho và globulin miễn dịch…. giúp trẻ chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, trẻ sau khi con cai sữa sẽ mất đi lớp kháng thể bảo vệ của mẹ, và khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên, đặc biệt là ốm sốt.

Cách cho con ăn chưa hợp lý

Nếu trẻ không thích ứng với sữa công thức hoặc chưa hình thành thói quen ăn bổ sung tốt và đột ngột cai sữa, trẻ dễ giảm khẩu phần ăn, dẫn đến không đủ chất dinh dưỡng. Từ đó, sức đề kháng của cơ thể con sẽ suy giảm, gặp các vấn đề sức khỏe lúc này là điều khó tránh khỏi.

Cai sữa cho trẻ đột ngột

Việc mẹ cai sữa cho con quá đột ngột, không có quy trình để trẻ dần chấp nhận thì trẻ sẽ bất an, hồi hộp, lo lắng, dễ sinh bệnh tật hơn.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé sau cai sữa

Tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ cai sữa bị ốm

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé sau cai sữa

Sau khi cai sữa cho con, chế độ dinh dưỡng khi ăn dặm là yếu tố quan trọng mẹ cần chú ý giúp con có đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ tối ưu. Theo đó, mẹ cần chú ý về chế độ ăn của con như sau:

  • Khẩu phần ăn hàng ngày của bé sau khi cai sữa, mẹ phải cân đối, đa dạng, sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu. Điều này giúp tăng cường tiêu hóa và hệ miễn dịch hiệu quả. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe của con mẹ nên thêm vào thực đơn như: sữa, sữa chua, thịt, cá, trứng, rau, trái cây. Những loại rau xanh và củ quả rất thích hợp với trẻ sau cai sữa như táo, chuối, khoai lang, súp lơ, bí xanh, rau bina…
  • Ở giai đoạn sau cai sữa, mẹ nên cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, hãy tập cho bé làm quen với nhiều món ăn mới.
  • Bé từ 6 – 9 tháng tuổi, mỗi ngày ăn ngày 2 bữa, ít hay nhiều do tùy từng bé. Sau 9 tháng tuổi thì con cần ăn 3 bữa/ngày. Ngoài ra, nếu bé ăn 2 bữa/ngày thì cần uống ít nhất 800 ml sữa mỗi ngày, nếu bé ăn 3 bữa/ngày thì cần uống ít nhất 600 ml sữa mỗi ngày. Bên cạnh đó, các phụ huynh cũng nên bổ sung Vitamin D cho trẻ mỗi ngày để phòng chống bệnh còi xương, chậm lớn nhé.
  • Ngoài chế độ ăn kể trên thì để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, bố mẹ nên vệ sinh môi trường sống xung quanh và giữ nhà cửa sạch sẽ. Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ. Nếu thấy con bị nhiễm khuẩn, đường hô hấp hoặc tiêu hóa phải đưa đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh tiến triển nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Đặc biệt, sau khi cai sữa, trẻ rất dễ mắc các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… Lúc này, kết hợp bổ sung men vi sinh là điều cần thiết giúp chăm sóc và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sau cai sữa tốt hơn.

Tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ cai sữa bị ốm

Bổ sung men vi sinh tăng cường tiêu hóa cho con trẻ sau cai sữa mẹ.

Việc bổ sung men vi sinh lợi khuẩn cho trẻ khi cai sữa sẽ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường hấp thu dinh dưỡng tối ưu cho con trẻ. Đồng thời, việc bổ sung probiotic còn tạo kháng thể IGA để hỗ trợ tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch ngăn chặn tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể bé yêu của mẹ đấy!

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ