Mẹ chớ chủ quan khi bé đi tướt và sốt

Trẻ đi tướt mọc răng có thể kèm theo một số triệu chứng khiến bố mẹ lo lắng như bé đi tướt và sốt, quấy khóc, ho, biếng ăn. Đây là hiện tượng bình thường đánh dấu mốc phát triển của con nhưng cũng có thể là dấu hiệu con đang gặp vấn đề sức khỏe, bố mẹ cần quan tâm trẻ nhiều hơn trong thời gian này.

Dấu hiệu nhận biết bé đi tướt và sốt cần lưu ý

Sốt đi tướt mọc răng hay còn gọi là hiện tượng bé đi tướt và sốt, là phản ứng bình thường của cơ thể khi con bước sang một giai đoạn phát triển mới. Với những trẻ có đề kháng yếu, mỗi khi sốt mọc răng trẻ có thể đi tướt 5-7 lần/ngày, từ 2-3 lần/ngày với những trẻ có sức khỏe bình thường.

Mẹ chớ chủ quan khi bé đi tướt và sốt

Trẻ sốt đi tướt mọc răng là biểu hiện bình thường bố mẹ không cần quá lo lắng

Một số dấu hiệu của trẻ sốt đi tướt mọc răng gồm có:

  • Phân trẻ có dạng lỏng, có mùi chua, kèm theo nhầy hoặc lẫn chút máu. Tình trạng này kéo dài không quá 4 ngày.
  • Trẻ có biểu hiện chảy nước dãi, cho tay hoặc cầm đồ vật cắn nhá, dù mệt mỏi nhưng không có dấu hiệu lả đi hoặc mất nước.
  • Sốt mọc răng thường là những cơn sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, chủ yếu do con bị sưng lợi và nứt lợi. Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C dù đã dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn tái sốt trở lại thì cần được đi khám sớm.
  • Sốt đi tướt mọc răng khác với sốt do nhiễm khuẩn, bởi sốt do nhiễm khuẩn sẽ khiến trẻ đi ngoài dài hơn 1 tuần, phân dạng lỏng, mùi tanh, chua, sủi bọt, cơ thể mất nước nhanh, trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ bú.. Bố mẹ cần quan sát kỹ các dấu hiệu để phân biệt giữa hai hiện tượng này để chăm sóc trẻ đúng cách.

Cách chăm sóc trẻ sốt đi tướt khi mọc răng như thế nào?

Bé đi tướt và sốt do mọc răng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng từ 1-2 ngày trước và sau khi răng mọc. Bố mẹ không cần cho con uống thuốc mà chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ khoa học, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ.

Thực phẩm trẻ bị sốt mọc răng nên ăn

Với những trẻ sốt đi tướt mọc răng chưa ăn dặm, mẹ cần ăn uống đủ dinh dưỡng và khoa học để tạo ra nguồn sữa mẹ dồi dào, chất lượng cho bé bú, giúp cải thiện nhanh tình trạng đi tướt của trẻ.

Với những trẻ đang ở độ tuổi ăn dặm, món ăn của con nên ưu tiên nấu ở dạng loãng, nhừ, mềm, lỏng để cơ thể hấp thu dễ dàng. Một số món ăn nên cho bé đi tướt và sốt ăn gồm có:

  • Các món ăn chế biến từ yến mạch giúp hệ tiêu hóa của trẻ hấp thu dễ hơn như cháo yến mạch, sữa tươi yến mạch, sữa chua có thành phần yến mạch..
  • Bổ sung các thực phẩm giàu protein và canxi như thịt lợn, thịt bò, trứng,..
  • Tăng thêm các loại rau xanh giàu vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa như cải bó xôi, bông cải xanh, cải chíp..
  • Cho con uống nước dừa để bù nước và điện giải, rất có lợi cho sức khỏe trẻ đang bị sốt và đi tướt.

Mẹ chớ chủ quan khi bé đi tướt và sốt

Ưu tiên nấu các món ăn dạng mềm, lỏng như cháo dinh dưỡng

Thực phẩm trẻ bị sốt mọc răng không nên ăn

Mẹ cần tránh cho trẻ ăn những món sau để không khiến cho tình trạng sức khỏe của bé trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa gồm có phomai, váng sữa (ngoại trừ sữa mẹ và sữa chua).
  • Các loại trái cây chứa nhiều đường như mận, mơ, lê…
  • Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm tanh như cua, cá, ốc…
  • Tránh cho trẻ uống đồ lạnh.

Bên cạnh việc chú ý nên cho trẻ ăn gì và kiêng gì, với bé biếng ăn tiêu hóa kém, bố mẹ nên tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để ổn định hệ vi sinh đường ruột của trẻ, hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa để con sớm khỏe mạnh, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, giúp trẻ phục hồi trong thời gian ngắn.

Mẹ chớ chủ quan khi bé đi tướt và sốt

Bổ sung lợi khuẩn với men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu và cách chăm sóc bé đi tướt và sốt để con mau hồi phục. Trẻ bị sốt và đi tướt thông thường không có vấn đề đáng lo, bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ bị sốt cao kèm theo tiêu chảy hoặc có dấu hiệu bất thường thì hãy đưa con đi khám để được tư vấn và điều trị đúng cách.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ