Mách mẹ cách chăm sóc và xử trí bé bú bình hay ọc sữa

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là hiện tượng rất phổ biến, nhưng kết quả thống kê cho thấy trẻ bú bình có hiện tượng bị nôn trớ nhiều hơn trẻ bú mẹ. Vì sao lại có hiện tượng này? Tìm hiểu cách chăm sóc và xử trí tình trạng bé bú bình hay ọc sữa.

Nguyên nhân trẻ bú bình dễ bị ọc sữa

Trẻ bú bình bị ọc sữa do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết các nguyên nhân này đều có thể dễ dàng phòng ngừa và cải thiện.

Mách mẹ cách chăm sóc và xử trí bé bú bình hay ọc sữa

Cho trẻ bú bình sai tư thế dễ gây ọc sữa

Các nguyên nhân khiến trẻ bú bình dễ bị ọc sữa gồm có:

  • Cho bé bú sai tư thế: Đây là lý do khiến trẻ bú bình bị sặc sữa, ọc sữa phổ biến nhất. Nếu trẻ bú ở tư thế nằm ngửa, khi sữa chảy nhanh mẹ không kiểm soát được lượng sữa chảy vào miệng bé gây sặc và ọc sữa.
  • Núm vú quá lớn so với miệng bé: Kích thước núm vú quá lớn, núm vú của bình sữa có tia lớn khiến sữa chảy nhanh, mạnh khiến bé không kịp nuốt và bị ọc sữa.
  • Trẻ bị mắc chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh: Hiện tượng trào ngược ở trẻ sơ sinh cũng rất phổ biến do hệ tiêu hóa ở trẻ có cấu tạo và chức năng chưa hoàn thiện, đặc biệt là hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Vì thế ngay cả khi mẹ cho bé bú đúng tư thế, núm vú phù hợp vẫn có thể xuất hiện tình trạng trẻ sơ sinh bú bình bị ọc sữa.

Cách chăm sóc và xử trí bé bú bình hay ọc sữa

Cách chăm sóc bé bú bình hay ọc sữa

Để trẻ bú bình không bị ọc sữa mẹ nên áp dụng những mẹo chăm sóc nhỏ sau đây:

1. Cho con bú đúng tư thế

  • Cho bé bú ở tư thế đầu, lưng , mông cùng nằm trên 1 đường thẳng cao hơn mặt phẳng nằm ngang 1 góc 30 độ để sữa chảy xuống đường tiêu hóa dưới dễ dàng hơn.
  • Đỡ bé ngồi thẳng, ngực áp vào 1 bên ngực của mẹ rồi vỗ nhẹ đến khi thấy bé ợ hơi.
  • Bế bé thêm khoảng 15 phút mới đặt nằm

Mách mẹ cách chăm sóc và xử trí bé bú bình hay ọc sữa

Cho con bú bình đúng tư thế giúp giảm ọc sữa

2. Tạo nhịp bú cho bé

  • Đặt bé ngồi trong lòng mẹ, lưng giữ thẳng, dùng tay trái đỡ đầu
  • Dùng tay phải giữ bình sữa theo chiều nằm ngang, dặt núm vú lên miệng rồi cọ nhẹ vào môi trên kích thích bé mở miệng bú.
  • Cho núm vú trượt nhẹ nhàng vào miệng, giữ bình sữa nằm ngang để sữa luôn đầy núm vú, không đặt bình sữa nằm dọc.
  • Khi bé muốn tạm dừng bú mẹ nên hướng bình sữa xuống dưới, chạm núm vú vào môi dưới để sữa không tiếp tục chảy vào miệng trẻ. Khi bé muốn tiếp tục bú lại đưa bình sữa về vị trí nằm ngang để sữa lại chảy vào miệng.
  • Lặp lại thường xuyên đến khi trẻ có dấu hiệu muốn ngừng bú. Khi trẻ nghỉ giữa 2 lần bú mẹ nên xoa lưng, vỗ ợ hơi để giảm cảm giác buồn nôn gây ọc sữa.

3. Theo dõi bé khi bú

Khi cho bé bú bình mẹ nên theo dõi để bỏ bình sữa ra khi bé dừng bú. Nếu bé không bú nữa mà sữa vẫn tiếp tục chảy sẽ khiến bé bị sặc. Nếu mẹ không trực tiếp giữ bình mà trẻ tự cầm bình bú thì vẫn cần theo dõi quá trình bú bình của trẻ để hạn chế nguy cơ trẻ bị ọc sữa không được xử lý kịp thời có thể gây hậu quả đáng tiếc.

4. Cho trẻ bổ sung probiotic bằng men vi sinh

Mách mẹ cách chăm sóc và xử trí bé bú bình hay ọc sữa

Trẻ uống men vi sinh bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Trẻ uống men vi sinh bổ sung probiotic giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, mạnh khỏe, tăng khả năng tiêu hóa và thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Nhờ đó cải thiện và ngăn ngừa tình trạng trẻ bú bình bị ọc sữa do bị dị ứng đạm sữa bò, bất dung nạp lactose hay do chậm tiêu hóa dưỡng chất có trong sữa công thức

Cách xử trí khi trẻ bú bình bị ọc sữa

Mặc dù có thể đã áp dụng những cách chăm sóc tốt với trẻ nôn trớ bú bình hay ọc sữa mà chúng tôi đã giới thiệu bên trên thì tình trạng trẻ bị ọc sữa vẫn không thể ngăn chặn hoàn toàn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không nên quá lo lắng mà nên tạo sự thoải mái, tránh gây áp lực cho trẻ bằng những cách dưới đây:

  • Đỡ bé ngồi thẳng để bé ho và đẩy nốt cặn sữa ra.
  • Hút cặn sữa trong mũi và miệng bé ra ngay lập tức nếu thấy xuất hiện tình trạng trẻ bị khó thở, da tím tái.
  • Nếu trẻ vẫn bị khó thở hãy gọi cấp cứu ngay. Trong khi chờ đợi có thể sơ cứu bằng cách cho bé nằm úp lên cánh tay rồi vỗ nhẹ lên lưng khoảng 5 cái rồi lật lại xem bé đã hết bị sặc hay chưa.
  • Nếu thấy trẻ vẫn bị khó thở hãy đặt nằm ngửa, dùng tay ấn nhẹ lên ngực khoảng 5 lần. Tiếp tục thực hiện lại nếu chưa thấy bé dễ thở hơn trong quá trình đưa đi cấp cứu.

Khi bé bú bình hay ọc sữa mẹ nên cho con uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ khả năng tiêu hóa. Lựa chọn men vi sinh chính hãng, chất lượng đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng cũng giúp hiệu quả bổ sung lợi khuẩn được nâng cao.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ