Khi trẻ rối loạn tiêu hóa ăn tôm được không?

Trẻ rối loạn tiêu hóa luôn được bố mẹ quan tâm nhiều về chế độ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm giúp con mau hồi phục. Trong số các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tôm là món ngon bổ dưỡng hay được sử dụng trong bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên trẻ rối loạn tiêu hóa ăn tôm được không? Mẹ hãy đọc bài viết sau để trả lời vấn đề này cũng như biết cách sắp xếp thực đơn cho trẻ phù hợp.

Khi trẻ rối loạn tiêu hóa ăn tôm được không?

Tôm là thực phẩm rất giàu canxi, chứa hàm lượng protein cao hơn các loại thịt gia cầm. Thành phần dinh dưỡng của tôm còn chứa DHA cùng nhiều vitamin A, D, giàu selen và các vi chất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.

Khi trẻ rối loạn tiêu hóa ăn tôm được không?

Tôm là thực phẩm không nên dùng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn thắc mắc khi trẻ rối loạn thiêu hóa ăn tôm được không? Mặc dù tôm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng mẹ không nên dùng tôm cho trẻ trong thời gian con đang bị rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân vì:

  • Tôm thuộc nhóm thực phẩm có chứa các phân tử protein kích ứng, dễ lọt qua hàng rào đường ruột vào máu gây ra hiện tượng dị ứng thực phẩm, khiến trẻ đau bụng và nôn trớ. Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa kèm thêm biểu hiện này sẽ làm cho tình trạng của con nặng hơn. Bên cạnh đó, đường ruột của trẻ còn yếu, bổ sung thêm hàm lượng protein lớn sẽ gây áp lực cho dạ dày, khiến con bị khó tiêu.
  • Tôm là một trong các loại thực phẩm có lớp chất nhầy bề mặt, mùi tanh, dễ hấp dẫn các vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella – là mầm bệnh gây tiêu chảy hàng đầu. Nếu trong quá trình chế biến, vận chuyển, chứa đứng thức ăn mẹ để dây vi khuẩn này vào khẩu phần ăn của trẻ sẽ khiến trẻ nạp thêm một lượng lớn mầm bệnh vào hệ tiêu hóa còn yếu ớt.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên biết

Xây dựng chế độ dinh dưỡng dành riêng cho trẻ rối loạn tiêu hóa sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bị bệnh của con, mẹ có thể tham khảo nguyên tắc dưới đây khi xây dựng thực đơn cho trẻ:

Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá nhất. Trẻ bú mẹ hoàn toàn khi bị rối loạn tiêu hóa cần được chia nhỏ cữ bú và tăng tần suất bú trong ngày. Mẹ cũng cần chú ý về chế độ dinh dưỡng của mình khi cho trẻ bú như sau:

  • Hạn chế những thực phẩm giàu đạm gây khó tiêu như tôm, cua, cá, đồ chiên rán giàu mỡ.
  • Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ và nhuận tràng như các loại rau xanh, khoai lang, bí đỏ..
  • Tăng cường vitamin và khoáng chất với hoa quả mọng nước, giàu chất xơ..

Đối với những trẻ sử dụng sữa công thức, mẹ cần lưu ý thành phần sữa trước khi bổ sung cho con. Nếu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thì hãy thay thế loại sữa khác cho trẻ, có thể dùng sữa free lactose để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ đi ngoài phân sống.

Khi trẻ rối loạn tiêu hóa ăn tôm được không?

Tăng cữ bú cho trẻ sơ sinh trong ngày để bù nước và dinh dưỡng cho con

Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi

Thời điểm này trẻ đã bắt đầu tập ăn dặm và bổ sung thực phẩm ngoài sữa mẹ. Thực đơn của con cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gồm chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên lượng chất đạm và mỡ nên giảm hơn bình thường.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn đồ lỏng, mềm, giàu chất xơ hòa tan để làm dịu dạ dày và giúp con mau khỏi. Một số thực phẩm nên cho trẻ ăn nhiều gồm có táo, lê, chuối, cam, khoai lang.. Ưu tiên cho con ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, đồ luộc, hấp và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để cơ thể hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn.

Đối với trẻ 12 tháng tuổi trở lên

Khi trẻ rối loạn tiêu hóa ăn tôm được không?

Cho trẻ dùng sữa chua hỗ trợ tiêu hóa

Bổ sung cho trẻ những loại trái cây mềm như chuối, xoài, bơ.. cắt lát mỏng để con dễ ăn, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ với sữa chua và cung cấp nguồn protein và canxi tuyệt vời cho bé. Mẹ cũng nên thay thế các loại thịt đỏ, hải sản với thịt gà nạc, thịt lợn nạc trong thời gian con bị rối loạn tiêu hóa để cơ thể hấp thu dễ dàng hơn. Chú ý luôn tăng cường cho trẻ uống nhiều nước.

Tăng cường lợi khuẩn với men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Khi trẻ rối loạn tiêu hóa ăn tôm được không?

Bổ sung lợi khuẩn với men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Sử dụng probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là biện pháp rất hữu ích trong việc khắc phục các biểu hiện rối loạn tiêu hóa trẻ đang mắc phải.

Bằng việc nạp thêm một lượng lớn vi khuẩn có lợi vào đường ruột, hệ vi sinh của con sẽ nhanh chóng tái thiết lập sự cân bằng và giảm nhanh các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.. Ngoài ra, lợi khuẩn còn giúp thúc đẩy enzyme xúc tác quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích trẻ ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn.

Sau khi đọc xong bài viết trên, mẹ đã biết cách sắp xếp chế độ dinh dưỡng cho con thế nào rồi. Khi trẻ rối loạn tiêu hóa ăn tôm được không? Hãy đợi tới khi con khỏi bệnh hoàn toàn thì bố mẹ hãy thêm tôm vào bữa ăn của con bình thường.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ