Khi trẻ ăn kém hấp thu – ba mẹ nên làm gì để khắc phục?

Bé ăn không hấp thu là mối quan tâm của nhiều phụ huynh hiện nay. Hội chứng kém hấp thu khiến trẻ có nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng và chậm tăng trưởng. Vậy, khi trẻ ăn kém hấp thu – ba mẹ nên làm gì để khắc phục?

Dấu hiệu nhận biết bé ăn không hấp thu mẹ nên lưu ý

Khi trẻ ăn kém hấp thu - ba mẹ nên làm gì để khắc phục?

Dấu hiệu nhận biết bé ăn không hấp thu mẹ nên lưu ý

Khi trẻ có triệu chứng sau thì bố mẹ nên chú ý, đó có thể là những biểu hiện cho thấy trẻ kém hấp thu dinh dưỡng:

  • Trẻ hay bị đau bụng, bụng con căng chướng hoặc có hiện tượng sôi bụng.
  • Trẻ thường mệt mỏi, uể oải, ngủ không ngon giấc.
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, khối lượng phân nhiều, phân có mùi tanh, màu nhợt và có váng nổi lên trên như mỡ.
  • Trẻ sụt cân hoặc không tăng cân kéo dài, trẻ biếng ăn, chậm phát triển thể chất.

Khi trẻ ăn kém hấp thu – ba mẹ nên làm gì để khắc phục?

Đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất

Khi trẻ ăn kém hấp thu - ba mẹ nên làm gì để khắc phục?

Cho trẻ ăn đủ chất đảm bảo sức khỏe là giải pháp đơn giản giúp cải thiện tình trạng kém hấp thu

Bé khỏe mạnh đề kháng tốt là nền tảng vững chắc giúp cải thiện tình trạng kém hấp thu nhanh chóng và hiệu quả. Do đó việc xây dựng thực đơn đủ chất và đa dạng thực phẩm cho con là điều cần thiết các mẹ cần quan tâm và lưu ý.

Mẹo giúp bé ăn hấp thu tốt là bổ sung dinh dưỡng cân đối, đảm bảo khẩu phần ăn đa dạng thực phẩm. Các mẹ có thể tham khảo các thực phẩm sau để thêm vào thực đơn cho bé:

  • Thực phẩm giàu chất đạm: Chất đạm cung cấp acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối. Nhờ đó, cơ thể của bé sẽ dễ hấp thu dinh dưỡng, duy trì tốc độ phát triển ổn định. Thực phẩm giàu chất đạm: sữa, trứng, thịt, hải sản…
  • Thực phẩm giàu chất béo: chất béo giúp cơ thể trẻ nhỏ tiếp nhận vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) và cung cấp acid béo no, cải thiện hấp thu. Thực phẩm giàu chất béo: bơ, hạt, vừng, cá…
  • Thực phẩm giàu tinh bột: Tinh bột là chất tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, thúc đẩy cơ thể hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn. Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm: gạo, khoai sắn, bột mì, bánh mì, miến…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Đây là vi chất hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, tạo điều kiện giúp cho trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.  Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan gồm rau xanh, táo, chuối, cà rốt…

Chia nhỏ khẩu phần ăn giảm áp lực tiêu hóa cho con

Khi trẻ ăn kém hấp thu - ba mẹ nên làm gì để khắc phục?

Chia nhỏ khẩu phần ăn giúp giảm áp lực tiêu hóa cho bé kém hấp thu

Thay vì cho trẻ nạp quá nhiều thức ăn trong mỗi bữa sẽ khiến nhu động ruột giảm hoạt động, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thì ba mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Như vậy, các con sẽ có thể ăn được nhiều lần, nhiều loại thực phẩm khác nhau và qua đó, tiếp nhận dinh dưỡng tốt hơn đấy.

Dạy trẻ vệ sinh cá nhân

Môi trường sống kém vệ sinh và bản thân trẻ không có thói quen làm sạch thân thể là điều kiện cho vi khuẩn tác động xấu đến cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề tiêu hóa ở trẻ như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… hay hội chứng kém hấp thu.

Do đó, để ngăn ngừa điều này, mẹ nên hướng dẫn trẻ tự vệ sinh cá nhân và đánh răng hàng ngày; chú ý rửa tay  trước và sau khi ăn, chơi đùa với vật nuôi và sử dụng nhà vệ sinh. Cùng với đó, hãy cắt dũa móng tay của con thường xuyên.

Đảm bảo bổ sung đủ nước mỗi ngày cho bé

Khi trẻ ăn kém hấp thu - ba mẹ nên làm gì để khắc phục?

Bổ sung đủ nước giúp tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn của bé

Vai trò của nước là hòa tan vitamin – khoáng chất trong thực phẩm, chuyển hóa nguồn dinh dưỡng thiết yếu và sau đó là phân phối khắp cơ quan trong cơ thể, hỗ trợ duy trì hoạt động sống ổn định.

Định kỳ xổ giun cho trẻ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, ba mẹ nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ từ 24 tháng tuổi. Điều này hạn chế nhiễm giun đường ruột. Qua đó cải thiện khả năng hấp thu được tốt hơn cho con

Cho bé vận động, tham gia các hoạt động thể chất

Luyện tập thể thao giúp thúc đẩy nhu động ruột, tăng khả năng hấp thu, cũng như cải thiện tiêu hóa của trẻ. Mỗi ngày, mẹ hãy khuyến khích trẻ vận động, tham gia đi bộ, bơi lội, bóng bàn hoặc nhảy cao khoảng 30 phút, vừa tốt cho sức khỏe, vừa nâng cao được tinh thần, giúp con yêu đời và tự tin khám phá thế giới tốt hơn.

Bổ sung men vi sinh giúp bé cải thiện tiêu hóa khi còn nhỏ

Khi trẻ ăn kém hấp thu - ba mẹ nên làm gì để khắc phục?

Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ biếng ăn kém hấp thu

Ngoài ra, với trẻ kém hấp thu thì mẹ nên sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con từ sớm.

Cụ thể, men vi sinh khi được bổ sung đủ vào cơ thể sẽ giúp thúc đẩy việc chuyển hóa, phân cắt thức ăn trong cơ thể, giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng tại ruột non. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ phòng ngừa và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, cải thiện rối loạn tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe đường ruột. Đồng thời kích thích cơ thể bài tiết kháng thể, hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm khả năng mắc các vấn đề nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở trẻ nhỏ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ