Đường ruột yếu khiến trẻ nôn trớ – mẹ khắc phục bằng cách nào?
Nôn trớ là tình trạng bình thường ở trẻ nhỏ từ 0-12 tháng tuổi. Tuy nhiên, tình trạng nôn trớ ở trẻ cũng có thể xuất phát do vấn đề về đường ruột. Vậy, đường ruột yếu khiến trẻ nôn trớ – mẹ khắc phục bằng cách nào?
Vì sao trẻ nhỏ thường dễ nôn, trớ?
Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nôn là tình trạng mà các chất trong dạ dày (sữa, thức ăn, dịch dạ dày) bị đẩy ra ngoài một phần hoặc hoàn toàn do cơ dạ dày phối hợp cùng với các cơ thành bụng co bóp. Trớ hay gặp ở trẻ sơ sinh và thường đi kèm với ợ hơi. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nôn trớ ở trẻ bao gồm:
Do mẹ cho con ăn sai tư thế: cho bé nằm ăn, đầu thấp hơn dạ dày khiến thức ăn từ dạ dày trào ngược lên.
Do mẹ cho bé ăn quá nhiều: dạ dày của trẻ rất nhỏ và còn nằm ngang nên chỉ cần ăn quá no một chút là sẽ bị nôn trớ.
Do vừa ăn vừa xóc bé: vừa ăn no xong lại nô đùa nhiều hoặc khóc cũng dễ bị nôn trớ.
Do loại bình sữa thiết kế không phù hợp, không có van thoát hơi.
Đường ruột yếu khiến trẻ nôn trớ – mẹ khắc phục bằng cách nào?
Đường ruột yếu khiến trẻ nôn trớ – mẹ khắc phục bằng cách nào?
Vậy, khi gặp phải tình trạng đường ruột yếu khiếntrẻ nôn trớ thì các mẹ có thể làm gì để giúp con tránh được tình trạng này? Theo đó,mẹ có thể thực hiện những cách sau đây!
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học và đủ chất cho bé
Nên cho bé vệ sinh mỗi ngày, thực hiện ăn chín uống sôi. Đồng thời hãy cho trẻ bú tích cực để nhanh chóng hồi phục thể trạng và phát triển thể chất tốt nhất.
Đối với trẻ đang trong giai đoạn tập ăn dặm, do con vẫn chưa quen với những thực phẩm và đường ruột còn non yếu nên hay bị buồn nôn. Do đó, mẹ hãy khéo léo chế biến hoặc có thể linh động đổi sang món dinh dưỡng khác phù hợp với con hơn.
Tăng cường bổ sung cho bé các thực phẩm tốt cho đường ruột như gạo, rau xanh, sữa chua, trái cây….
Mỗi lần cho con ăn xong mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước lọc để làm sạch khoang miệng. Việc này tránh cảm giác buồn nôn.
Khi đang trong giai đoạn cho con bú, mẹ không nên ăn những thực phẩm lạ sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa của bé. Bởi hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột của bé lúc này rất non nớt, nhạy cảm nên chỉ cần những thay đổi nhỏ từ nguồn sữa của mẹ cũng khiến con bỏ bú.
Nói “không” với khói thuốc lá: Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe mà khi hít phải khói thuốc bé sẽ cảm thấy chóng mặt và nôn ói.
Các bài tập đơn giản giúp hỗ trợ hạn chế nôn trớ ở trẻ
Ngoài ra, tình trạng đường ruột yếu khiến trẻ bị nôn trớ cũng có thể khắc phục bằng một số cách sau:
Vỗ lưng:Mẹ đặt trẻ nằm sấp đầu thấp, đỡ đầu trẻ nghiêng mặt rồi vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ theo hướng xuống dưới. Sau khi vỗ nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem trẻ đã tự thở được chưa. Nếu trẻ chưa hồi phục thì tiến hành ấn ngực.
Ấn ngực: Giữ nguyên bé tư thế ngửa, dùng ngón 2 và ngón 3 tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 dưới xương ức, khoảng 1 ngón tay ngay dưới đường nối 2 núm vú. Tốc độ ấn 1 lần /giây và thực hiện 5 lần liên tiếp nhau.
Tiếp tục đánh giá dấu hiệu hồi phục của bé, nếu trẻ vẫn chưa hồi phục thì tiếp tục vỗ lưng – ấn ngực cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé với men vi sinh
Kết hợp tăng cường bổ sung lợi khuẩn probiotic để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ
Ngoài ra, hiện nay, việc bổ sung men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh còn là phương pháp giúp hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng được nhiều mẹ ưa thích sử dụng.
Khi bé được cung cấp thêm hàm lượng men vi sinh mỗi ngày, hệ vi sinh trong cơ thể được ổn định, trở về trạng thái cân bằng. Các chức năng tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tối ưu. Nhờ đó tạo tiền đề giúp bé tiêu hóa tốt, hạn chế và cải thiện tình trạng nôn trớ nhanh chóng. Đồng thời, đây cũng là biện pháp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch cho con trẻ được các ba mẹ Việt ưa chuộng nhất hiện nay.
Trên đây là một số cách khắc phục đường ruột yếu khiến trẻ nôn trớ hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo. Chúc mẹ thực hiện thành công để bé yêu của mình luôn khỏe mạnh.