Ngộ độc thực phẩm là bệnh rất phổ biến hiện nay không riêng gì độ tuổi nào. Bệnh thường không quá nghiêm trọng nhưng tuy nhiên chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Điểm danh top 8 thức ăn gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ mẹ nên biết dưới đây.
Sữa chưa tiệt trùng dễ gây ngộ độc cho bé
Theo các chuyên gia, sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa những loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe như Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella. Những loại vi khuẩn này rất dễ gây ngộ độc với các triệu chứng đó là trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng.
Rau xanh là thành phần quan trọng của món salad và trong rất nhiều món ăn. Tuy nhiên, một số loại rau như sà lách, rau diếp cá,…. chúng rất dễ bị nhiễm bùn và vi khuẩn. Vì vậy, ba mẹ nên rửa sạch trước khi chế biến và nấu chín trước khi cho bé ăn.
Nếu không tiêu diệt được hết vi trùng vi khuẩn này thì khả năng dẫn đến bệnh là vô cùng cao. Thậm chí một số loại vi khuẩn còn gây chứng xuất huyết dạ dày. Nặng còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé nữa đấy!
Khoai tây mọc mầm dễ gây ngộ độc cho trẻ mẹ cần chú ý
Tinh bột trong khoai tay được chuyển hóa thành solanine và chaconine – alpha. Đây là hai chất có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Ngoài ra ngộ độc khoai tây còn có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ. Chính vì vậy, cần bảo quản khoai tây ở nơi khô ráo. Cần gọt sạch vỏ và mầm, mà tốt nhất là không cho bé ăn khi khoai tây đã mọc mầm
Theo các chuyên gia thì trong thịt cá ngừ rất dễ bị nhiễm chất scombrotoxin, gây ra bệnh tấy đỏ mắt, đau đầu và chuột rút. Nếu cá ngừ được bảo quản ở 60 độ C sau khi đánh bắt, có thể giải phóng độc tố không thể bị phá hủy ngay cả khi nấu chín. Chính vì thế mẹ hết sức lưu ý khi cho con ăn món này nhé!
Sò, hàu sống cũng dễ gây ngộ độc
Các trường hợp dẫn đến ngộ độc được tổng hợp nhiều nhất hầu như đến từ thực phẩm còn sống và có vỏ. Đối với các thực phẩm này đều đến từ biển, khi nước biển nóng lên các vi sinh vật phát triển mạnh. Kết quả là những con sò, hàu sống mà người tiêu dùng ăn nhiễm nhiều loại vi khuẩn gây ngộ độc.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, hầu hết thịt gia cầm sống đều chứa vi khuẩn Campylobacter, Salmonella, Clostridium perfringens và vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột khác. Trong thịt lợn sống chứa các vi khuẩn Salmonella, E. coli, Yersinia….
Những loại vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt khi nấu chín kỹ. Tuy nhiên, bằng mắt thường, bạn khó phân biệt được thịt đã chín hay là chưa. Vì vậy, các bạn nên sử dụng nhiệt kế thịt và nấu thức ăn đến nhiệt độ bên trong an toàn là cách tốt nhất để kiểm tra chúng nhé.
Nấm – thực phẩm dễ gây ngộ độc
Nâm có chứa nhiều chất đạm, chất khoáng và chất xơ. Tuy nhiên việc phân biệt nấm không độc với nấm độc khá phức tạp. Triệu chứng thường gặp là loạn nhịp thở, chóng mặt, buồn nôn. Do đó mẹ cần tránh sử dụng các loại nấm lạ, đặc biệt là các nấm có màu sắc sặc sỡ cho gia đình nhé.
Củ dền là rau củ bổ dưỡng nhưng có hàm lượng nitrat cao. Nếu trẻ nhỏ ăn củ dền quá nhiều và dài ngày có thể gây ra chứng methemoglobin máu. Hiện tượng này làm cho trẻ bị tím tái, ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong.
Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh ngộ độc,các bậc cha mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền. Với trẻ lớn hơn thì bạn cần chú ý liều lượng vừa đủ, trung bình từ 1-3 lần/tuần, mỗi lần 50g củ dền.
Trên đây là top 8 thức ăn gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ mẹ nên biết và chú ý khi chế biến cho bé ăn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con dùng thêm men vi sinh để cân bằng lại lợi khuẩn đường ruột, phục hồi chức năng tiêu hóa tốt hơn sau khi con chẳng may bị ngộ độc thực phẩm.
Bổ sung men vi sinh hộ trợ chăm sóc sức khỏe đường ruột cho bé
Dùng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn lúc này sẽ là cách giúp tăng cường tiêu hóa, giải quyết các tình trạng rối loạn tiêu hóa bé đang gặp phải. Đồng thời, phương pháp này còn giúp bé có sức khỏe tốt, tăng cường miễn dịch tự nhiên hiệu quả.