Dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng trở nặng, mẹ cần lưu ý

Tay chân miệng là bệnh lý hay gặp phải với trẻ dưới 5 tuổi, có các dấu hiệu dễ nhận biết như sốt, đau họng, nổi bọng nước tại tay, chân, miệng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời, vậy bố mẹ có biết dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng trở nặng là gì không?

Dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng trở nặng, mẹ cần lưu ý

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng trở nặng quan trọng nhất và xuất hiện đầu tiên là bị giật mình. Gần như tất cả trẻ bị tay chân miệng trở nặng đều có dấu hiệu trước hết là bị giật mình, bé bị giật mình khi thiu thiu ngủ, khi bắt đầu nhắm mắt ngủ thì nảy mình lên, mở mắt nhìn trở lại và ngủ lại sau đó tiếp tục giật mình. Nếu trong 30 phút mà trẻ bị giật mình trên 2 lần thì triệu chứng chắc chắn sẽ trở nặng, bố mẹ cần đưa con tới viện khám ngay.

Dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng trở nặng, mẹ cần lưu ý

Trẻ bị tay chân miệng trở nặng có dấu hiệu trước hết là bị giật mình, quấy khóc, sốt cao

Một số trẻ có thể sẽ quấy khóc liên tục, mạch đập nhanh, da nổi bông tím hay trẻ bị yếu tay, yếu chân. Bên cạnh đó, khi trẻ bị sốt trên 2 ngày và sốt cao (sốt liên tục trên 38.5 độ C, dùng thuốc hạ sốt không hạ) thì bố mẹ cũng cần đưa con đi khám bác sĩ sớm.

Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khử khuẩn dưới vòi nước chảy, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày. Bố mẹ cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế bé, sau khi đi vệ sinh và sau khi thay tã cho con.

Dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng trở nặng, mẹ cần lưu ý

Để trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khử khuẩn giúp phòng bệnh hiệu quả

  • Thực hiện tốt vệ sinh trong ăn uống, cho bé ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch vật dụng ăn uống của con, dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Lưu ý không cho bé ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi, tránh cho con dùng chung khăn ăn, khăn tay hay các vật dụng ăn uống chưa được khử trùng kỹ.
  • Thường xuyên lau sạch bề mặt và dụng cụ tiếp xúc hàng ngày với trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cầu thang, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghỉ ngờ bị mắc bệnh.
  • Dùng toilet hợp vệ sinh, phân và chất thải của bệnh nhân cần được thu gom và đổ vào nhà vệ sinh hợp lý.
  • Bệnh tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa, hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh, bố mẹ nên đi tiêm phòng cho con các bệnh lý khác đầy đủ để bé có sức khỏe tốt, nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

Với những trẻ có đường ruột yếu, bị biếng ăn, tiêu hóa kém, bố mẹ nên sử dụng kết hợp thêm cho con sản phẩm men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng tự nhiên của trẻ. Duy trì dùng men vi sinh sẽ giúp ổn định sức khỏe đường ruột của bé, giúp con ăn uống tốt hơn, khỏe mạnh hơn và từ đó phòng tránh được nhiều bệnh lý hay gặp ở độ tuổi này.

Dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng trở nặng, mẹ cần lưu ý

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Trên đây là những dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng bị nặng cần lưu ý. Bệnh này rất dễ nhầm lẫn với những vấn đề tiêu hóa của trẻ ở những dấu hiệu ban đầu, do đó bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi trẻ từ sớm và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời để không làm bệnh trở nặng. Chúc bé có sức khỏe tốt và phát triển, tăng trưởng theo chuẩn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ