Dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em mẹ cần nắm rõ!

Viêm dạ dày là bệnh thường gặp kể cả ở trẻ nhỏ, triệu chứng bệnh ở trẻ có nhiều khác biệt so với người lớn. Do vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi để phát hiện sớm cho con. Dưới đây là dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em mẹ cần nắm rõ!

Dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em mẹ cần nắm rõ!

Dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em mẹ cần nắm rõ!

Dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em mẹ cần nắm rõ!

Đau dạ dày là hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương do các tác động của những nhân tố ở trong hoặc bên ngoài cơ thể gây nên. Đau dạ dày không phải là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhưng rất nhiều phụ huynh thường có tâm lý chủ quan, chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc phòng bệnh.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh đau dạ dày ở bé cũng dễ nhầm lẫn với chứng rối loạn tiêu hóa thông thường do có nhiều điểm tương đồng. Chính vì vậy, bố mẹ cần hiểu kỹ thật kỹ thông tin về triệu chứng bệnh. Theo đó, một số biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em mà bố mẹ nên lưu ý như sau:

  • Buồn nôn, trẻ nôn trớ nhiều và đau ở vùng bụng trên, tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở bệnh lý khác
  • Đau ở vùng trên rốn, cơn đa tăng mạnh khi đói
  • Nôn ra máu, đi ngoài ra phân màu đen sậm như bã cà phê
  • Chán ăn, ăn vào không có cảm giác ngon miệng
  • Cơ thể mệt mỏi, da trở nên xanh xao do thiếu máu

Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị đau dạ dày

Dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em mẹ cần nắm rõ!

Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị đau dạ dày

Theo các chuyên gia, phần lớn trẻ mắc viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh cho con thì trước hết cần tuân thủ chế độ ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngăn ngừa nhiễm khuẩn HP. Sau là chế độ ăn giàu dinh dưỡng để giảm tiết dịch vị, trung hòa acid, giúp tổn thương dạ dày ở trẻ nhanh hồi phục

Vậy cụ thể cha mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ viêm dạ dày như thế nào? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Ưu tiên thực phẩm có khả năng làm giảm tiết dịch vị dạ dày như: thịt nạc, thịt trắng, cá nạc, chất ngọt, chất béo,…
  • Hạn chế các thực phẩm kích thích dạ dày tiết dịch vị như là: giấm, mù tạc, trái cây có vị chua, sữa chua, dưa cà muối, dưa hành, tiêu, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn lên men,…
  • Tăng cường thức ăn có khả năng trung hòa acid như: sữa, bánh mì, gạo tẻ, bánh quy, trứng, dầu thực vật, mật ong,…
  • Chế biến các thức ăn cho bé đau dạ dày ở dạng mềm, nhừ, dễ tiêu hóa, hướng dẫn trẻ ăn chậm nhai kỹ. Ngược lại tránh cho trẻ nhỏ dùng các thực phẩm sống, thô cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ,… có thể gây đau dạ dày cấp tính, khó chữa.
  • Cho trẻ ăn các loại rau lá xanh mềm, dễ tiêu hóa như rau mồng tơi, rau dền, rau đay,…
  • Tránh các loại rau gây sinh hơi nhiều: củ hành, bắp cải, súp lơ, tiêu xanh, củ cải, dưa cải,… thì nên tránh tuyệt đối mẹ nhé!
  • Trẻ bị viêm dạ dày nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, cho con ăn thêm các bữa ăn phụ vào buổi sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ thay vì ăn lượng thức ăn lớn vào bữa chính. Thói quen ăn uống đó sẽ giúp giảm gánh nặng cho dạ dày, giảm tiết acid và giúp tổn thương viêm dạ dày nhanh hồi phục hơn đấy!

Dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em mẹ cần nắm rõ!

Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con

Ngoài ra, với trẻ tiêu hóa kém, mẹ cũng nên tăng cường bổ sung cho con probiotic cho trẻ sơ sinh từ sớm để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Nhờ đó tạo tiền đề giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng như là phòng ngừa và điều trị các bệnh tiêu hóa như: nôn trớ, tiêu chảy, đầy bụng, sôi bụng táo bón,… giúp con có hệ miễn dịch tốt, khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ