Chia sẻ chế độ dinh dưỡng khi trẻ rối loạn tiêu hóa

Trong giai đoạn từ 1 – 6 tuổi, hệ tiêu hóa của con trẻ còn rất yếu nên dễ bị vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… xâm nhập gây rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là những chia sẻ về việc thiết lập chế độ dinh dưỡng khi trẻ rối loạn tiêu hóa khoa học mẹ cần nắm rõ!

Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho trẻ rối loạn tiêu hóa

Chia sẻ chế độ dinh dưỡng khi trẻ rối loạn tiêu hóa

Thêm các thực phẩm giàu chất xơ  tốt ch trẻ rối loạn tiêu hóa vào thực đơn

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ như: cà rốt, củ cải đường, súp lơ, đậu Hà Lan, đậu xanh, khoai lang, hạt chia, bắp,… rất phù hợp để thêm vào chế độ dinh dưỡng của trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Các thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường hệ tiêu hoá của trẻ, điều hòa nhu động ruột, giúp việc tiêu hóa của các bé trở nên dễ dàng hơn. Bữa ăn có chứa nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp bé no lâu. Đây là một giải pháp hiệu quả để duy trì cân nặng khỏe mạnh của trẻ.

Ngoài ra, các thành phần khác như vitamin A,C, khoáng chất thiết yếu có trong rau, củ còn là thức ăn của một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột trẻ. Điều này giúp gia tăng các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hoá cho bé.

Cho bé rối loạn tiêu hóa ăn trái cây

Cho bé rối loạn tiêu hóa ăn trái cây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Một số loại trái cây tốt cho tiêu hoá bé các mẹ nên thêm vào thực đơn:

  • Táo: Ăn táo mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa cải thiện rõ rệt, làm hạn chế táo bón, ngăn ngừa tình trạng viêm đại tràng và nhiễm trùng ruột.
  • Đu đủ: chứa nhiều enzyme giúp việc tiêu hóa protein trở nên dễ dàng hơn, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón.
  • Chuối: Trong chuối có chứa nhiều thành phần giàu chất điện giải và Kali giúp đường ruột được khỏe mạnh hơn.
  • Ngoài táo, đu đủ, chuối ra thì còn rất nhiều các loại trái cây khác chứa vitamin giúp cải thiện đường ruột và khắc phục vấn đề về tiêu hóa cho trẻ như: bơ, nho, dâu, kiwi, dưa lưới, cam,…

Thực phẩm có chứa lợi khuẩn tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa 

Trong cơ thể của chúng ta luôn chứa những vi khuẩn có lợi được gọi là lợi khuẩn. Những lợi khuẩn này giúp ngăn ngừa virus và các nấm men gây hại bên trong đường ruột. Ngoài ra, lợi khuẩn cũng tạo nên vitamin K hỗ trợ cho quá trình đông máu. Do đó, việc nuôi dưỡng những lợi khuẩn này là vô cùng cần thiết mẹ nhé.

Để tăng cường lợi khuẩn trong cơ thể bé thì ba mẹ cần bổ sung vào thực đơn của con các món ăn như: sữa chua, phô mai, Atiso, chuối, hành tây, tỏi tây, măng tây, kim chi,… Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé dùng thêm các chế phẩm men vi sinh phù hợp.

Chia sẻ chế độ dinh dưỡng khi trẻ rối loạn tiêu hóa

Kết hợp dùng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hoá cho bé

Các chế phẩm men vi sinh sẽ bổ sung lượng lớn lợi khuẩn để hệ vi sinh đường ruột của trẻ trở về trạng thái cân bằng, thúc đẩy hoàn thiện chức năng và cấu tạo của hệ tiêu hóa diễn ra hiệu quả. Từ đó bé sẽ dễ dàng chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Khi đó bé cũng được tăng cường các enzyme giúp phân hủy thức ăn dễ dàng, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa khi còn nhỏ.

Nên bổ sung chất béo không bão hòa cho bé

Chất béo là thành phần dinh dưỡng quan trọng để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chất béo không bão hòa gồm có 2 loại như sau:

  • Chất béo không bão hòa đơn: Có trong các loại hạt, dầu lạc, dầu olive, quả bơ,…
  • Chất béo không bão hòa đa: Gồm axit béo Omega 3, 6. Các axit béo chủ yếu có trong sữa, thịt bò, thịt heo, cá hồi,…

Hạn chế cho bé sử dụng thức ăn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Chia sẻ chế độ dinh dưỡng khi trẻ rối loạn tiêu hóa

Hạn chế cho bé sử dụng thức ăn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Bên cạnh các nhóm dinh dưỡng khi trẻ rối loạn tiêu hóa kể trên thì chế độ ăn uống khoa học, mẹ cần hạn chế các nhóm thực phẩm không tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau:

  • Thức ăn chế biến sẵn: Thức ăn chế biến sẵn thường khô cứng lại nghèo dưỡng chất làm tăng nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa cho bé
  • Sữa chứa lactose: Một số trẻ có tình trạng kháng lactose  dẫn đến tiêu chảy, nôn ói. Với những trẻ này, mẹ không cho con sử dụng sữa hay các chế phẩm chứa Lactose.
  • Đồ ngọt: Đồ ngọt là kẻ thù của lợi khuẩn nhưng lại là thức ăn cho hại khuẩn trong đường ruột. Chính vì thế, để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, hãy hạn chế cho bé ăn đồ ăn nhanh, nhiều đường…
  • Đồ ăn chứa nhiều gia vị có khả năng kích thích vị giác xong lại là gánh nặng của hệ tiêu hóa.
  • Các món chiên xào: Các món chiên xào thường nhiều dầu mỡ gây áp lực với cơ thể trẻ. Chưa kể, các món chiên xào dễ khiến trẻ đầy hơi, no lâu…

Trên đây là chế độ dinh dưỡng khi trẻ rối loạn tiêu hóa mẹ nên tham khảo. Hi vọng với những thông tin hữu ích trong bài đã giúp các mẹ có thêm nhiều lựa chọn để chăm bé khoẻ mạnh và phát triển toàn diện!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ