Cẩm nang giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bỏ bú quấy khóc

Trẻ sơ sinh bỏ bú quấy khóc là hiện tượng xảy ra thường gặp trong những năm tháng đầu đời. Dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng bố mẹ cũng cần phân biệt được khi nào trẻ bỏ bú quấy khóc là bình thường và khi nào là bất thường, cách chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng. 

Một số nguyên nhân chủ yếu khiến bé bỏ bú quấy khóc

Trẻ sơ sinh bỏ bú quấy khóc có thể do các vấn đề sinh lý hoặc cũng có thể do bệnh lý. Một số nguyên nhân bố mẹ cần lưu ý như sau:

  • Thay đổi sinh lý trong cơ thể trẻ: Cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ có những sự phát triển liên tục và rất nhạy cảm. Điển hình như trong giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn và bỏ bú thường xuyên hơn bởi nướu răng của con bị đau và hành động bú sữa sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn.

Cẩm nang giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bỏ bú quấy khóc

Trẻ trong giai đoạn mọc răng, đau nướu khiến cơ thể khó chịu và quấy khóc, bỏ bú

  • Trẻ bị một số bệnh lý tác động: Nếu thấy hiện tượng trẻ bú ít, hay khóc khi bú xảy ra đột ngột thì mẹ cần kiểm tra xem con có mắc bệnh gì không, ví dụ như nhiệt miệng, đau họng, viêm tai giữa, ngạt mũi.. Có bệnh trong người khiến trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, biếng ăn bỏ bú.
  • Trẻ sử dụng sữa công thức: Đổi vị sữa từ sữa mẹ sang sữa công thức, hoặc đổi loại sữa công thức khác cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bú ít, hay khóc, bỏ bú.
  • Trẻ gặp vấn đề về hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất non yếu và chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy con cũng có thể gặp nhiều vấn đề đường ruột như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi chướng bụng.. và chán ăn, lười ăn kèm theo hiện tượng quấy khóc, mệt mỏi.
  • Trẻ không có tâm lý thoải mái khi bú: Một số trẻ không cảm thấy thoải mái với các tư thế bú mẹ và đay cũng có thể là lý do khiến cho trẻ quấy khóc bỏ bú.

Cẩm nang giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bỏ bú quấy khóc

Khi thấy trẻ sơ sinh bỏ bú quấy khóc, mẹ hãy thử áp dụng những biện pháp sau để khắc phục tình trạng này:

  • Mẹ hãy luyện cho trẻ làm quen với sữa công thức dần dần hoặc nếu con không thích vị sữa mới thì có thể tìm loại sữa khác có hương vị phù hợp hơn.

Cẩm nang giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bỏ bú quấy khóc

Tìm kiếm loại sữa công thức với mùi vị phù hợp cho trẻ, tập cho con làm quen dần dần

  • Đưa trẻ đi lại quanh nhà hoặc đi dạo quanh khu vực sinh sống để thay đổi không khí cho con.
  • Cho trẻ bú trong phòng có điều kiện ánh sáng nhẹ, kích thích sự quan sát của trẻ, làm phân tâm sự chú ý của con và từ đó trẻ bú ngoan hơn.
  • Thay đổi tư thế bú mẹ khác khi con quấy khóc, không chịu bú.
  • Xoa bóp massage ngực để điều chỉnh lượng sữa chảy ra cho phù hợp, bởi nếu sữa mẹ quá nhiều sẽ khiến con không kịp nuốt, còn quá ít sữa trẻ không mút được cũng khiến con quấy khóc khi bú.
  • Không ép trẻ bú khi con đã no mà cần cho trẻ ăn ngủ đúng giờ, sinh hoạt khoa học theo các cữ đã định.
  • Tiếp xúc da tiếp da với trẻ nhiều hơn để xoa dịu cảm giác khó chịu của bé. Mẹ hãy dỗ dành bằng cách vuốt ve, ôm ấp, hát ru cho trẻ nhẹ nhàng để con nín khóc.
  • Với trẻ quấy khóc do tiêu hóa kém, bé gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột,… ba mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm men probiotic cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé. Các lợi khuẩn được bổ sung lúc này giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh đường ruột về trạng thái cân bằng, giúp cải thiện các vấn đề rối loạn tiêu hóa của trẻ nhanh chóng, từ đó giúp con khỏe mạnh hơn, phát triển toàn diện hơn. Tăng cường sử dụng men vi sinh thường xuyên cũng hỗ trợ tăng sức đề kháng của con và phòng tránh các bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi này.

Cẩm nang giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bỏ bú quấy khóc

Dùng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng của con

Khi thấy trẻ sơ sinh quấy khóc bỏ bú, mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tại nhà. Tránh sử dụng những mẹo dân gian hoặc các cách chữa trị truyền miệng, chưa được kiểm chứng. Nếu bố mẹ dùng những cách trên không thấy có tiến triển tốt hơn thì hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra biện pháp giải quyết an toàn cho bé nhà mình.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ