Cách hệ miễn dịch tiêu diệt virus cho cơ thể?

Hệ miễn dịch làm nhiệm vụ ngăn chặn, tìm kiếm và tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập, phát triển và gây bệnh cho cơ thể. Cách hệ miễn dịch tiêu diệt virus cho cơ thể như thế nào? Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể của chúng ta.

Vai trò và đặc điểm của hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là một cơ quan đặc biệt quan trọng, phân bố khắp cơ thể để chống lại ký sinh trùng, vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm,…) từ môi trường bên ngoài xâm nhập và gây bệnh. Nếu không có hệ miễn dịch, con người có thể chết ngay trong vòng vài tuần vì trên 1cm2 bề mặt da có tới hàng ngàn vi sinh vật cư trú và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể. Không chỉ bảo vệ cơ thể từ bên ngoài, hệ miễn dịch còn có nhiệm vụ sàng lọc và tiêu diệt các tế bào đột biến bất thường trước khi chúng có thể gây bệnh ung thư.

Theo thống kê, trong 100.000 trẻ được sinh ra thì có 1 trẻ không có hệ miễn dịch, buộc phải sống trong môi trường vô trùng cả đời. Virus HIV khiến hệ miễn dịch suy giảm hoặc bị phá hủy hoàn toàn khiến người bệnh bị chết vì mắc các bệnh truyền nhiễm.

Hệ miễn dịch bẩm sinh của chúng ta bắt nguồn từ lượng kháng thể nhận được từ mẹ qua nhau thai. Trong 6 tháng đầu đời chúng ta vẫn tiếp tục nhận được kháng thể từ sữa mẹ. Ngoài ra, trong sữa mẹ cũng có chứa probiotics kích thích hệ miễn dịch tiết kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Vì thế WHO và Bộ Y tế luôn khuyến cáo các bà mẹ nên nuôi con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu để trẻ có sức đề kháng tốt, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Hệ miễn dịch của chúng ta cũng dần hoàn thiện trong quá trình phát triển do tiếp xúc với mầm bệnh, được tiêm phòng, và được gọi là hệ miễn dịch thu được. Đây cũng là lớp hàng rào thứ 2 của hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Đồng thời, với trẻ nhỏ tiêu hóa kém, ba mẹ cũng có thể kết hợp bổ sung cho bé men lợi khuẩn để giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Đặc biệt là những bé sinh non, sinh mổ,… thường có đề kháng kém hơn trẻ sinh thường do ít nhận được các lợi khuẩn từ mẹ.

Cách hệ miễn dịch tiêu diệt virus cho cơ thể?

Trẻ uống men lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng

Cách hệ miễn dịch tiêu diệt virus cho cơ thể

Hệ miễn dịch tiêu diệt virus như thế nào?

Ngay khi chào đời chúng ta được trang bị hàng rào miễn dịch gồm lớp da và màng niêm mạc của các cơ quan như miệng, họng, khí quản, dạ dày, ruột, cơ quan bài tiết,… Chúng có nhiệm vụ ngăn chặn tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Trong hệ miễn dịch bẩm sinh cũng có chứa các tế bào bạch cầu (đại thực bào), được ví như những sát thủ tự nhiên với các mầm bệnh khi chúng vượt qua hàng rào miễn dịch đầu tiên.

Hệ miễn dịch bẩm sinh có ưu điểm là phản ứng nhanh chóng, có thể chống lại những mầm bệnh cơ bản nhưng chúng lại không tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh phức tạp. Hệ miễn dịch bẩm sinh cũng không có cơ chế ghi nhớ, không nhận ra và chủ động tiêu diệt được những mầm bệnh cho dù đã từng tiếp xúc. Lúc này là lúc hệ miễn dịch thu được, bao gồm các tế bào lympho B và T, phát huy vai trò của mình. Chúng làm nhiệm vụ phận tích cấu trúc vi sinh vật, sản xuất kháng thể đặc hiệu với từng loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt chúng sẽ ghi nhớ thông tin để lần sau bị mầm bệnh tấn công hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt chúng ngay lập tức nhờ kháng thể đã được sản xuất từ lần tiếp xúc trước đó.

Cách hệ miễn dịch tiêu diệt virus cho cơ thể?

Da và các vùng niêm mạc là hàng rào miễn dịch đầu tiên, ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể

Quá trình hệ miễn dịch tiêu diệt virus diễn ra như thế nào?

Khi virus xâm nhập vào cơ thể chúng phải vượt qua hàng rào bảo vệ đầu tiên là da và các lớp niêm mạc ở mũi, miệng, dạ dày, đường ruột, sau đó chúng mới có thể tấn công các tế bào.. Những virus có thụ thể nhận dạng được các phối tử (bao gồm protein, axit amin, lipid, hormone, các chất dẫn truyền thần kinh và thuốc) phù hợp và có thể phá vỡ màng tế bào, liên kết với phối tử và khiến các tế bào sản xuất theo mã gen của chúng, tăng số lượng virus lên hàng ngàn, hàng triệu lần, cho đến khi tế bào này vỡ tung thì hàng triệu virus đó sẽ tấn công sang các tế bào khác.

Ngay khi virus bắt đầu xâm nhập, các đại thực bào ở hạch bạch huyết gần chúng nhất sẽ tấn công và gửi cảnh báo cho toàn bộ hệ miễn dịch về sự xâm nhập của những kẻ lạ mặt. Các hạch bạch huyết thường nằm ở bẹn, cổ, mang tai – đó cũng là lý do khiến chúng ta nhận thấy có hạch sưng lên khi cơ thể bị viêm nhiễm.

Do số lượng đại thực bào không lớn, không kịp tiêu diệt toàn bộ virus nên người nhiễm bệnh có hiện tượng viêm gây sốt. Cơ chế miễn dịch này có tác dụng làm chậm quá trình nhân bản của virus giúp hệ miễn dịch có đủ thời gian đối phó. Các thông tin về virus sẽ được tế bào tua cung cấp cho lympho B và T để phân tích và xây dựng chiến lược đánh trả, tiêu diệt bằng cách thử tất cả các kháng thể có khả năng gắn kết với lớp ngoài của virus. Khi tìm được kháng thể phù hợp lympho B sẽ sản xuất chúng hàng loạt và phân phát khắp cơ thể.

Ngay lập tức các kháng thể sẽ vô hiệu hóa virus, ngăn không cho chúng tấn công tế bào khác, đồng thời chỉ điểm vị trí của virus để các đại thực bào tấn công. Cùng lúc đó các lympho T cùng Tế bào tiêu diệt tự nhiên (Natural killer cell – NK) sẽ tìm kiếm các tế bào nhiễm virus và tiêu diệt. Sau khi nhiễm bệnh khoảng 1 tuần với triệu chứng sốt, mệt mỏi, cơ thể chúng ta sẽ tự phục hồi vì hệ miễn dịch đã hoàn thiện quá trình sản xuất kháng thể để tiêu diệt virus. Những thông tin của virus cũng sẽ được lưu lại để hệ miễn dịch ngay lập tức sử dụng đúng loại kháng thể tiêu diệt được chúng trong những lần tiếp xúc sau đó.

Cách hệ miễn dịch tiêu diệt virus cho cơ thể?

Quá trình hệ miễn dịch tiêu diệt virus gây bệnh

Việc bảo vệ và tăng cường khả năng miễn dịch cho bé ngay từ khi mới chào đời, duy trì đều đặn trong suốt cuộc đời giúp chúng ta có hệ miễn dịch khỏe mạnh ngay từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Để hệ miễn dịch của bé hình thành và khỏe mạnh ngay từ trước khi chào đời, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong toàn bộ thời gian mang thai và nuôi con bú, cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú mẹ xen kẽ ăn dặm từ tháng thứ 6 đến đến ít nhất tháng thứ 24. Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện các vấn đề thường gặp ở trẻ do tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Nhờ đó thúc đẩy quá tình hoàn thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ nhanh chóng hoàn thiện.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ