Các triệu chứng trẻ ngộ độc thực phẩm mẹ cần lưu ý

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên nguy cơ trẻ bị ngộ độc thức phẩm rất cao. Để tránh những trường hợp đáng tiếc, mẹ cần chú ý trong việc chăm sóc và nắm vững những thông tin, kĩ năng xử lý tình trạng nguy hiểm này. Dưới đây là các triệu chứng trẻ ngộ độc thực phẩm mẹ cần lưu ý.

Các triệu chứng trẻ ngộ độc thực phẩm mẹ cần lưu ý

Các triệu chứng trẻ ngộ độc thực phẩm mẹ cần lưu ý

Các triệu chứng trẻ ngộ độc thực phẩm mẹ cần lưu ý

Theo các chuyên gia, những triệu chứng khi bé bị ngộ độc có thể xuất hiện sau khi ăn hoặc uống chỉ vài giờ. Trẻ bị ngộ độc thức ăn sẽ có những dấu hiệu dễ thấy như sau:

  • Đột ngột bị đau bụng, cảm giác buồn nôn hay trẻ nôn trớ nhiều. Bé có thể nôn ra những thực phẩm đã ăn trước đó hoặc nôn ra máu kèm nhầy
  • Đi ngoài nhiều với phân lỏng, có thể lẫn máu
  • Có thể xuất hiện tình trạng sốt cao. Đặc biệt, với những trẻ em dưới 5 tuổi, các triệu chứng của ngộ độc thức ăn thường diễn tiến nặng hơn nên mẹ cần hết sức lưu ý.

Khi bị nôn ói và đi ngoài nhiều lần thì trẻ dễ bị mất nước và điện giải dẫn đến trụy tim mạch. Những dấu hiệu mất nước ở bé bị ngộ độc thức ăn là khát nước, khô miệng, môi, mắt trũng, thở nhanh sâu, mạch nhanh, có thể xuất hiện co giật, nước tiểu ít và sẫm màu… Lúc này, mẹ nên quan sát và nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn nguy cơ trẻ tử vong do mất nước.

Mách mẹ cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Các triệu chứng trẻ ngộ độc thực phẩm mẹ cần lưu ý

Mách mẹ cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Thực tế cho thấy, tình trạng thực phẩm bẩn, nhiễm độc ngày càng diễn tiến phức tạp hơn. Với các gia đình có trẻ nhỏ thì các bậc cha mẹ cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn, chế biến thực phẩm. Điều này phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở trẻ hiệu quả hơn. Theo đó mẹ cần lưu ý:

  • Chọn mua các thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, có nguồn gốc rõ ràng, chưa hết hạn sử dụng.
  • Không sử dụng cho bé các thực phẩm chứa độc tố như thịt cá nóc, khoai tây xanh, mọc mầm, đồ ăn thiu, nấm mốc, các loại nấm lạ…
  • Bảo quản các thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp. Không để thức ăn nấu chín ở nhiệt độ thường quá 2h. Đặc biệt là trong điều kiện tiết trời nắng nóng.
  • Thực hiện cho bé nguyên tắc ăn chín, uống sôi, rửa sạch, gọt vỏ trái cây, rau, củ trước khi sử dụng. Rửa sạch dụng cụ nấu ăn cho bé bằng nước ấm và dung dịch tiệt trùng chuyên dụng.
  • Khi ăn ngoài hàng thì tránh các hàng quán bụi bẩn, ẩm thấp, không đảm bảo. Ngoài ra, hãy thường xuyên nhắc con rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn gây ngộ độc nhé.
  • Mang gang tay, dụng cụ bảo hộ khi nấu thức ăn cũng là cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở trẻ hiệu quả.
  • Ngoài ra, với bé tiêu hóa kém, hay gặp phải các vấn đề đường ruột do loạn khuẩn như tiêu chảy, chướng bụng, nôn trớ,… các mẹ có thể kết hợp sử dụng men vi sinh cho bé từ sớm để hỗ trợ phòng tránh và cải thiện các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Các triệu chứng trẻ ngộ độc thực phẩm mẹ cần lưu ý

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Hơn thế, khi bé bị ngộ độc thức ăn thường khiến đường ruột bị tổn hại nghiêm trọng. Lúc này, hệ vi sinh mất cân bằng và cần một thời gian dài mới phục hồi lại như bình thường. Chính vì thế, bố mẹ có thể cân nhắc cho con dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để có thể giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giải quyết các tình trạng rối loạn gặp phải khi hệ sinh thái đường ruột mất cân bằng. Đồng thời, phương pháp này còn giúp bé có sức khỏe tốt, tăng cường miễn dịch tự nhiên hiệu quả.

Theo đó, mẹ nên lựa chọn loại men vi sinh dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có chứa chủng men L.Rhamnosus với dạng thiết kế nhỏ giọt, vừa tiện lợi cho con dùng hàng ngày, vừa đảm bảo cung cấp đủ lượng men chất lượng cho bé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ