Khi trẻ mọc răng con sẽ cảm thấy rất khó chịu. Không những thế, mọc răng còn mang đến nhiều sự thay đổi về sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các dấu hiệu trẻ mọc răng ba mẹ nhất định phải biết.
Các dấu hiệu trẻ mọc răng ba mẹ nhất định phải biết
Khi mọc răng, con trẻ thường có một số “rối loạn” trong cơ thể, trẻ có thể mệt mỏi, khó nhiều, hay “mè nheo”, ít ngủ, dễ bị kích động khi mọc răng như bứt rứt khó chịu trong người nên hay làm nũng cha mẹ.
Ngoài ra, có nhiều trẻ bị chảy nhiều nước miếng. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên con sẽ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, trẻ bị tiêu chảy mà dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”.
Trước khi răng nhú lên, nướu bé sẽ bị đỏ, viêm sưng có khi bị loét. Nướu sưng đỏ khiến cho con luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên. Lúc này trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì vào miệng để cắn. Những triệu chứng này xảy ra trước khi răng nhú lên 3 – 5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được thì nướu phải nứt ra gây đau đớn cho trẻ. Lúc này trẻ thường quấy khóc nhiều hơn và ăn uống kém, biếng ăn, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân.
Tuy nhiên, khi con bước vào giai đoạn này thì cha mẹ trẻ cần giữ thái độ thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ để được điều trị, giúp giảm các triệu chứng gây khó chịu cho trẻ khi mọc răng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong khoảng 3 – 7 ngày. Tất cả biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường ở trẻ mà thôi.
Các bước chăm sóc trẻ mọc răng ba mẹ cần biết
Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc bé khi mọc răng đúng cách. Từ đó giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình này, cụ thể như sau:
Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé
Việc bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và rút ngắn thời gian bị đi tướt ở bé. Từ đó cải thiện vấn đề tiêu hóa cho con bạn và tăng sức đề kháng để bé mau khỏe.