Bé đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Tiêu phân có máu ở trẻ em là tình trạng khi gặp thường gây lo lắng cho người chăm sóc trẻ và mẹ thường không biết nên làm gì trong tình huống này. Vậy thực chất bé đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Nguyên nhân bé đại tiện ra máu là gì?

Bé đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Nguyên nhân bé đại tiện ra máu là gì?

Giai đoạn trẻ còn nhỏ là giai đoạn trẻ rất dễ gặp các vấn đề bởi lúc này cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, đường ruột và hệ tiêu hóa còn rất yếu ớt, dễ bị đi đại tiện ra máu. Nếu trẻ chịu tác động của những nguyên nhân dưới đây thì sẽ xuất hiện biểu hiện đi đại tiện ra máu.

  • Táo bón lâu ngày ở trẻ: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu hậu môn ở bé. Bé sẽ đi tiểu ra phân khô cứng, ít và rặn nhiều, trong phân có lợn cợn máu. Do khi bị táo bón, phân bị cứng sẽ làm rách màn hậu môn gây xuất huyết. Bé sẽ đi đại tiện ra máu tươi, thành từng giọt sau khi phân đã ra.
  • Bệnh trĩ: Khi bị trĩ, bé đi đại tiện sẽ rất đau đớn, hậu môn bị trầy xước gây chảy máu. Đa số phụ huynh thường nhầm lẫn với bệnh kiết lị.
  • Bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi tiêu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói.
  • Bệnh kiết lị: khi bị mắc kiết lị, bé sẽ có triệu chứng đau bụng nhiều, đi tiêu khó khăn, bé phải rặn nhiều phân mới ra, đau bụng dưới nhiều khiến cho bé đòi đi cầu nhưng phân không thể ra hoặc ra ít, có lẫn đờm và máu.

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Bé đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Khi trẻ đi ngoài ra máu thì đó là dấu hiệu cảnh báo trẻ đã mắc một loại bệnh khá là nguy hiểm các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chú ý đưa con đi khám ngay. Tình trạng này nếu để nặng và kéo dài gây biến chứng nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Vậy trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không, trong trường hợp không được chữa trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng như:

  • Đi ngoài ra máu khiến trẻ bị mất máu, dẫn đến thiếu máu, gây tụt huyết áp và suy nhược cơ thể.
  • Trẻ đi ngoài ra máu trong thời gian dài sẽ khiến vùng da quanh hậu môn viêm loét, nhiễm trùng.
  • Tình trạng này nếu kéo dài, có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn cho bé như ung thư trực tràng, viêm nhiễm đường sinh dục… làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Một số trường hợp trẻ đi ngoài mất máu quá nhiều còn dẫn đến tử vong.

Chính vì thế, khi trẻ đi ngoài ra máu mẹ nên làm gì đó là các bậc cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị càng sớm càng tốt. Như vậy sẽ giúp tránh được các vấn đề không mong muốn xảy ra với trẻ.

Một số cách chăm sóc bé đại tiện ra máu hiệu quả

Bé đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Một số cách chăm sóc bé đại tiện ra máu hiệu quả

Nếu trẻ nhỏ đi ngoài ra máu, bố mẹ cần chăm sóc trẻ ở nhà đúng cách giúp bé nhanh phục hồi. Theo đó mẹ cần:

  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bố mẹ có thể thay thế hoặc bổ sung bằng nước trái cây, nước muối loãng, nước cơm hoặc sữa,… Cách này vừa có thể bù nước, vừa có thể bù điện giải.
  • Tăng cường vitamin K cho trẻ để tránh rối loạn đông máu. Vitamin K chứa nhiều trong những thực phẩm như cần tây, rau bina, củ cải, cải bắp.
  • Bổ sung những thực phẩm bổ máu cho trẻ để bù lại lượng máu đã bị mất khi đi ngoài.
  • Luôn nấu chín thực phẩm, nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dạng lỏng đồng thời chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trong suốt thời gian điều trị.
  • Nếu trẻ đi ngoài ra máu do mắc bệnh Crohn thì phải hạn chế sữa và những thực phẩm giàu chất béo, chất xơ,…
  • Ngoài ra, ba mẹ cần chú ý bổ sung men probiotic từ sớm để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn cũng như tăng cường chức năng tiêu hóa.

Bé đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ em

Theo đó, việc bổ sung men vi sinh bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp đưa hệ vi sinh của trẻ về trạng thái cân bằng giúp duy trì ổn định hoạt động của đường ruột. Việc tăng cường lợi khuẩn còn giúp ức chế và kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn, tạo thành hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của hại khuẩn từ bên ngoài vào trong đường ruột. Nhờ đó cải thiện tối ưu các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ… 

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ