Bé bị trớ sữa vào mắt có sao không?

Trẻ sơ sinh thường bị trớ sữa do van dạ dày thực quản chưa hoạt động đúng cách. Khi trẻ bị trớ mẹ cần làm vệ sinh ngay để chất nôn trớ không dính đến các vị trí khác trên cơ thể gây mất vệ sinh, vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh ở nhiều bộ phận khác nhau. Bé bị trớ sữa vào mắt có sao không? Xử trí như thế nào để đảm bảo an toàn cho thị lực của bé?

Bé bị trớ sữa vào mắt có sao không?

Sữa mẹ có chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Tuy nhiên, khi sữa bị trớ ra ngoài lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Bé bị trớ sữa vào mắt có thể gây nhiễm trùng khiến mắt bị sưng đỏ, chảy nước. Nếu không được vệ sinh sữa trớ dính ở mắt nhanh chóng hay điều trị chứng nhiễm trùng kịp thời có thể khiến mắt bị tổn thương.

Không chỉ sữa do bé trớ ra, ngay cả sữa mẹ được vắt trực tiếp từ bầu vú ra cũng không được để dính vào mắt. Kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian dùng sữa mẹ nhỏ vào mắt trẻ để chữa các bệnh về mắt là một quan niệm phản khoa học, là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhi bị mù lòa do hành động mù quáng, thiếu hiểu biết của người mẹ.

Ngay khi trẻ  bị trớ mẹ cần làm vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, không cho chúng xâm nhập vào mắt và phát triển, gây bệnh tại đó.

Bé bị trớ sữa vào mắt có sao không?

Sữa bị trớ ra ngoài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào mắt và cơ thể bé để lây bệnh

Cách xử lý khi trẻ bị trớ sữa vào mắt

Khi bé bị trớ sữa vào mắt mẹ cần xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn?

Ngay sau khi trẻ trớ xong mẹ cần lấy khăn sạch vò trong nước ấm, lau hết dịch trớ bám trên mặt và toàn bộ cơ thể của trẻ. Sau đó lấy nước nhỏ mắt Natri 0.9% vào mắt bé để làm sạch dịch trớ và loại bỏ vi khuẩn đang cư trú trong mắt.

Hàng ngày mẹ cần tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý để làm vệ sinh mắt cho bé, đồng thời theo dõi mắt có bị viêm, có tiết ra dử mắt hay không; mắt có bị sưng, đau,… hay không. Nếu có, mẹ cần đưa con đi khám mắt ngay để bác sĩ xử lý và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả, để thị giác của bé không bị tổn thương làm giảm thị lực hay bị mù lòa.

Mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hay dùng bất cứ một kinh nghiệm dân gian nào để xử lý khi mắt bị trớ sữa vào. “Giàu 2 con mắt, khó 2 bàn tay”- đây là câu thành ngữ nói lên vai trò cực kỳ quan trọng của mắt đối với cuộc đời của tất cả chúng ta. Nếu mẹ xử lý sữa bị trớ vào mắt không đúng cách có thể làm hỏng cơ quan thị giác, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bé trong suốt cuộc đời.

Những vấn đề ở mắt của trẻ mẹ cần lưu tâm gồm có:

  • Đỏ ở mí và vùng xung quanh mắt – dấu hiệu nhiễm trùng mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng – áp lực ở mắt tăng lên khiến trẻ có phản ứng thái quá với ánh sáng
  • Trẻ chảy nước mắt liên tục cả khi không quấy khóc – có thể ống dẫn nước mắt đã bị chặn
  • Đồng tử màu trắng hay trong con ngươi xuất hiện đốm trắng – dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư mắt

Bé bị trớ sữa vào mắt có sao không?

Ngay sau khi trẻ trớ xong mẹ cần lấy khăn sạch vò trong nước ấm, lau hết dịch trớ bám trên mặt và toàn bộ cơ thể của trẻ

Cách giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc xử lý khi bé bị trớ sữa vào mắt mẹ cũng cần tìm hiểu những cách làm giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh. Cụ thể như sau:

  • Cho bé bú đúng cách, bú bên trái trước, bên phải sau, chia nhỏ khẩu phần sữa của bé thành nhiều bữa, khoảng cách giữa các bữa ít nhất 2 – 4h.
  • Nới lỏng quần áo, bỉm tã của bé để dạ dày và thành bụng không bị chèn ép gây nôn trớ.
  • Bế trẻ cao đầu trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó vỗ ợ hơi cho bé để đẩy hết không khí dưa thừa ra ngoài.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không ép bé ăn quá no, không làm bữa ăn của bé trở nên căng thẳng, áp lực.
  • Với bé tiêu hóa kém, ba mẹ kết hợp dùng thêm men lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa. Bởi muốn khỏe mạnh và miễn dịch vững vàng, tiêu hóa của con phải tốt. Việc bổ sung lợi khuẩn cho con giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa, miễn dịch, giảm nôn trớ khiến sữa bắn vào mắt hiệu quả.

Bé bị trớ sữa vào mắt có sao không?

Cho trẻ uống men lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa mẹ, dịch nôn trớ của trẻ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công vào mắt và gây nhiễm trùng hay các bệnh về mắt khác. Do đó mẹ cần làm vệ sinh sữa trớ bị bám vào mắt ngay để bảo vệ sức khỏe và thị lực của mắt.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ