Bé bị chân tay miệng phải làm sao? Chăm sóc bé cần lưu ý gì?

Bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong khoảng thời gian gần đây, đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng mức độ nhẹ chỉ có loét miệng và tổn thương ở da, không kèm sốt có thể được chăm sóc tại nhà. Bố mẹ hãy đọc bài sau để biết bé bị chân tay miệng phải làm sao và khi chăm trẻ cần lưu ý gì?

Nguồn lây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa, lây từ người sang người. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì nguồn lây chính từ tuyến nước bọt, phân của trẻ bị nhiễm bệnh tạo thành dịch do virus đường ruột gây ra. Các nhóm virus đường ruột gây bệnh hay gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Bệnh phổ biến ở trẻ em nằm trong độ tuổi từ 3-5 tuổi. Vậy bố mẹ có biết bé bị tay chân miệng phải làm sao để con mau khỏi không?

Bé bị chân tay miệng phải làm sao? Chăm sóc bé cần lưu ý gì?

Bệnh tay chân miệng có nguồn lây chính là do virus đường ruột gây ra 

Tìm hiểu bé bị chân tay miệng phải làm sao? Chăm sóc bé cần lưu ý gì?

Khi thấy bé bị bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây trong quá trình chăm sóc trẻ để con mau hồi phục sức khỏe:

Cách ly bé và kiểm soát tình trạng sốt của bé

  • Trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng cần được cách ly tại nhà trong 10-14 ngày đầu của bệnh. Gia đình cần thông báo tới trường học, nhà trẻ hoặc cơ quan y tế gần nhất để thực hiện vệ sinh bề mặt, dụng cụ trẻ đã từng tiếp xúc cũng như theo dõi sức khỏe của các bé đã tiếp xúc với trẻ bị mắc bệnh.
  • Giữ thông thoáng nơi ở của trẻ, vệ sinh sạch sẽ và nơi ở cần có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
  • Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, bố mẹ cần chườm ấm tại cổ, nách, bẹn và kết hợp cho con uống thuốc hạ sốt.
  • Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để cân bằng nước và điện giải của cơ thể.

Bé bị chân tay miệng phải làm sao? Chăm sóc bé cần lưu ý gì?

Cần hạ sốt cho trẻ nếu con sốt trên 38.5 độ C khi bị tay chân miệng

Vệ sinh cơ thể trẻ và chăm sóc da đúng cách

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ với dung dịch NaCl 0,9% hoặc pha nước ấm với muối (cứ 1 thìa 5gr muối pha với 240ml nước ấm). Với trẻ lớn có thể nuốt thì cho trẻ súc miệng, trẻ nhỏ thì dùng tay quấn gạc mềm vệ sinh răng cho con, ở góc má, lưỡi..
  • Bôi thuốc Glycerin borat, Zytee hoặc các loại thuốc được chỉ định vào vết loét cứ 3 lần/ngày, trước khi ăn từ 30 phút tới 1 giờ đồng hồ.
  • Tắm cho tre hàng ngày bằng xà phòng sát khuẩn và nước sạch, sau khi tắm bôi dung dịch Betadine 3% để phòng nhiễm trùng da.
  • Cắt móng tay cho trẻ để con không gãi mạnh làm vỡ các vết phỏng nước gây nhiễm trùng.

Đảm bảo chế độ ăn phù hợp cho trẻ

  • Nếu trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục cho con ăn sữa mẹ, có thể vắt sữa đổ vào thìa nếu con bị đau miệng không bú được.
  • Nếu trẻ lớn, cho con ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, chia thành nhiều bữa nhỏ. Không nên cho trẻ ăn đồ cay nóng, đồ cứng.

Theo dõi diễn biến bệnh của bé

Bệnh tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm và diễn biến rất nhanh trong vài giờ đồng hồ. Do đó bố mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách và theo dõi diễn biến bệnh của trẻ để kịp thời đưa con tới bệnh viện, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Bố mẹ lưu ý, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu kém, chưa hoàn thiện như người lớn nên nguy cơ mắc bệnh cao. Để phòng bệnh hiệu quả cho con cũng như tránh tình trạng tái nhiễm, bố mẹ nên bổ sung thêm probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhất là với những trẻ tiêu hóa kém, trẻ có đường ruột yếu để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của con, giúp con ăn uống tốt hơn, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả cũng như hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, phòng bệnh tối ưu.

Bé bị chân tay miệng phải làm sao? Chăm sóc bé cần lưu ý gì?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Mong rằng bài viết trên đã giúp bố mẹ giải đáp bé bị chân tay miệng phải làm sao và biết cách chăm sóc trẻ đúng cách. Bệnh tay chân miệng ở giai đoạn đầu có các dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với vấn đề tiêu hóa của trẻ, bố mẹ cần theo dõi và khắc phục từ sớm để không gây ra các biến chứng nguy hiểm.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ