Bật mí cách để trẻ sơ sinh không bị trớ

Nôn trớ là trạng thái sinh lý bình thường xảy ra với hầu hết những em bé dưới 1 tuổi, tuy nhiên khi bé nôn trớ quá nhiều cũng khiến bố mẹ lo lắng. Vậy mẹ có biết cách để trẻ sơ sinh không bị trớ là gì không? Bài viết sau sẽ bật mí cho bố mẹ biện pháp giảm tình trạng này của con.

Trẻ sơ sinh nôn trớ có nguy hiểm không?

Nhiều bố mẹ cho rằng, trẻ sơ sinh nôn trớ là hiện tượng bình thường và bé sẽ giảm dần các biểu hiện khi lớn lên. Vì thế, các bậc phụ huynh có tâm lý chủ quan hơn. Đối với nôn trớ sinh lý thì đúng là như vậy. Vì phần dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên việc bé ăn xong hay trớ sữa rất thường gặp. Tuy nhiên, nôn trớ cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh lý, ví dụ như dị tật đường tiêu hóa, hẹp thực quản, hẹp tá tràng… những bệnh lý này cần được khám kĩ lưỡng và có thể cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.

 cách để trẻ sơ sinh không bị trớ

Cần để ý xem trẻ bị trớ sữa do sinh lý hay do bệnh lý để xử lý thích hợp

Nếu bố mẹ thấy con có những biểu hiện bất thường bên cạnh hiện tượng nôn trớ, ví dụ như bé đang bú bỗng nhiên khóc ré lên, nôn vọt mạnh ra bên ngoài, bụng phồng, người uốn cong về phía trước.. thì có khả năng con đã bị tắc ruột hay lồng ruột và cần đi cấp cứu nhanh. Hoặc những trẻ sơ sinh bị nôn trớ và hay vặn mình, giật mình thì đây cũng là dấu hiệu bé thiếu canxi.

Thậm chí, kể cả với những bé sơ sinh nôn trớ do vấn đề sinh lý thì việc trớ sữa quá nhiều cũng gây mệt mỏi cho con. Sau mỗi lần nôn trớ, con dần có tâm lý chán ăn, lười ăn và dẫn đến biếng ăn nếu không cải thiện được tình trạng này. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng khi bé nôn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần áp dụng những cách để trẻ sơ sinh không bị trớ, nhanh chóng giúp con được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.

Bật mí cách để trẻ sơ sinh không bị trớ

Cho bé bú đúng tư thế, cầm bình sữa đúng cách

Một trong những nguyên nhân gây trớ sữa ngay sau khi ăn xong hoặc trào ngược trong khi bú chính là việc mẹ cho bé bú không đúng tư thế. Những tư thế cho bú với phần miệng của bé không ngậm hết vào đầu núm vú của mẹ sẽ khiến con mút nhiều không khí từ bên ngoài đi vào dạ dày cùng với sữa, gây căng dạ dày và nôn trớ. Thêm vào đó, nhiều mẹ cũng cho con bú nằm, cách này giúp mẹ không phải bế bé, đỡ mệt hơn nhưng lại khiến con dễ nôn hơn.

 cách để trẻ sơ sinh không bị trớ

Bé bú đúng tư thế sẽ hạn chế bị trớ sữa khi ăn

Do đó, một trong những cách khắc phục tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản nhất mà mẹ cần chú ý đó là cho bé bú đúng tư thế. Mẹ nên bế con với tư thế đầu cao hơn vị trí của dạ dày, mặt úp vào phần ngực, để bé ngậm toàn bộ bầu vú thay vì núm vú và cho con bú từ từ. Bé nên được cho bú từ bên trái trước và dần chuyển qua bên phải để lượng sữa được nuốt xuống và không trào ngược ra bên ngoài. Không ép con ăn quá nhiều cùng một lúc mà nên chia nhỏ cữ ăn, cho bé bú theo nhu cầu của cơ thể

Với những bé bú bình, tư thế cầm bình của người cho con bú cũng rất quan trọng. Bố mẹ hãy đảm bảo đầu núm sữa luôn ngập sữa và cầm bình theo tư thế nằm ngang, hạn chế tối đa không khí vào dạ dày khi con bú. Cữ ăn tốt nhất nên cách nhau khoảng từ 2-4 giờ để bé hấp thụ được hoàn toàn dinh dưỡng trước khi bắt đầu một cữ bú mới. Chú ý không để con quá đói mới cho ăn để tránh trường hợp bé háu ăn, bú nhiều cũng khiến con có nguy cơ bị sặc sữa.

Cho con mặc thoáng, nới lỏng tã bỉm của trẻ

Khi ăn, dạ dày của bé sẽ dần được lấp đầy bởi thức ăn/ sữa, và mặc quần áo chật hay quấn tã bỉm chặt cũng là nguyên nhân khiến con nôn trớ. Mẹ cần đảm bảo con bú trong trạng thái thoải mái nhất bằng cách mặc những bộ quần áo thoáng mát, tã bỉm vừa với con và phần bụng nới lỏng khi con bú để thành bụng và dạ dày không bị chèn ép gây nôn trớ khi ăn no.

 cách để trẻ sơ sinh không bị trớ

Nới lỏng tã, bỉm cho con khi ăn là cách phòng tránh nôn trớ ở trẻ

Nếu bỉm bé bị ướt và mẹ cần phải thay cho con sau ăn thì cố gắng vệ sinh và thay nhanh để tránh trường hợp bé vặn mình, cử động mạnh trong trạng thái đang nằm sẽ dễ khiến sữa bị trào ngược ra ngoài.

Giữ tư thế đúng sau khi bé bú hoặc ăn

Sau khi bé ăn là khoảng thời gian nghỉ ngơi của con, nhiều bậc phụ huynh có thói quen đặt bé nằm ngay sau khi bú, hoặc thay đổi tư thế đột ngột, nâng con lên và chơi đùa với trẻ. Hành động này khiến cho con có nguy cơ trớ sữa cao. Thay vào đó, con cần được bế ở tư thế cao đầu trong khoảng 15-20 phút và được vỗ ợ hơi cho thoát hết không khí trong dạ dày, và được đặt nằm nghiêng bên trái trên gối cao. Nếu không biết vỗ ợ hơi cho con thế nào là đúng, bố mẹ có thể tham khảo các video trên mạng và áp dụng với con.

 cách để trẻ sơ sinh không bị trớ

Bế con ở tư thế cao đầu và vỗ ợ hơi sau ăn

Bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn ưu việt giúp tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh

Những em bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thường có nguy cơ bị các bệnh lý sơ sinh thấp hơn nhiều so với bình thường, trong đó có cả nôn trớ. Để ổn định hệ tiêu hóa, giảm thiểu các triệu chứng bệnh đường ruột ở trẻ sơ sinh thì việc bổ sung lợi khuẩn probiotic qua các sản phẩm men vi sinh là rất cần thiết. Bởi thực tế, trong những năm đầu đời, hệ vi sinh đường ruột của con chưa ổn định và hoàn thiện. Bởi vậy bé rất dễ gặp phải tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh gây ra các vấn đề về tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón,… Khi mẹ tăng cường lợi khuẩn sớm cho bé, chúng sẽ giúp kìm hãm và ức chế nhanh các hại khuẩn gây bệnh, tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh và tăng cường hệ tiêu hóa cho bé.

Do đó, bố mẹ nên sử dụng men vi sinh thường xuyên trong chế độ ăn hàng ngày của con. Đây cũng là cách giúp bé đã có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, hạn chế tối ưu được tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ.

 cách để trẻ sơ sinh không bị trớ

Men vi sinh chứa lợi khuẩn có tác dụng giảm nôn trớ hữu hiệu

Hy vọng những cách để trẻ sơ sinh không bị trớ trên đây sẽ giúp mẹ yên tâm hơn khi cho bé bú. Chúc mẹ thành công trong việc giảm biểu hiện nôn trớ của con khi ăn, bé không còn mệt mỏi khi nôn nhiều nữa.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ