Vì sao trẻ sơ sinh nôn trớ? Cải thiện tình trạng nôn trớ cho trẻ bằng cách nào tốt và hiệu quả

Mẹ đã biết lý do vì sao trẻ sơ sinh nôn trớ? Mách các mẹ đang chuẩn bị trải qua giai đoạn sơ sinh cùng con cách cải thiện tình trạng nôn trớ hiệu quả

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nôn trớ

Giai đoạn sơ sinh gồm 28 ngày đầu sau sinh. Đây là giai đoạn đầu tiên trẻ bước ra thế giới bên ngoài. Vì thế chức năng các cơ quan chưa thể hoàn thiện ngay. Một trong các cơ quan chưa hoàn thiện phải kể đến là đường tiêu hóa. Mẹ có thể thấy trẻ gặp tình trạng bị trớ sữa và dần hết khi sang tháng thứ 2

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ . Đó có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý:

  • Nguyên nhân sinh lý

Vì sao trẻ sơ sinh nôn trớ? Cải thiện tình trạng nôn trớ cho trẻ bằng cách nào tốt và hiệu quả

Trẻ bị trớ sữa là hiện tượng thường gặp. Mẹ không cần quá lo lắng trong trường hợp này. Nguyên nhân là do cơ vòng thực quản đoạn giáp dạ dày còn yếu. Bình thường ở người lớn cơ vòng này sẽ đóng lại để ngăn thức ăn trào lên thực quản. Ở trẻ sơ sinh, nhất là khi ăn no, kết hợp sự co bóp của dạ dày sẽ đẩy bị một chút sữa lên gây hiện tượng trớ.

  • Bệnh lý tiêu hóa

Khi gặp bệnh lý ở hệ tiêu hóa, trẻ thường gặp hiện tượng nôn hơn. Phân biệt nôn khác với trớ đó là lượng thức ăn và lực đẩy thức ăn ra ngoài qua đường miệng mạnh hơn. Thực tế ở trẻ sơ sinh có một số nguyên nhân gây nôn sau:

+ Viêm dạ dày ruột

Căn nguyên thường gặp nhất do virus Rota và virus Adeno. Một số trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn do E.coli, tụ cầu, shigella, salmonella. Biểu hiện gồm nôn trớ, tiêu chảy, có thể kèm theo đau chướng bụng, sốt…

Vì sao trẻ sơ sinh nôn trớ? Cải thiện tình trạng nôn trớ cho trẻ bằng cách nào tốt và hiệu quả

+ Lồng ruột ở trẻ sơ sinh

Lồng ruột là tình trạng cấp cứu ở trẻ sơ sinh, do đoạn ruột lồng vào nhau. Đa số trường hợp chưa xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên nếu không được can thiệp cấp cứu bơm hơi tháo lồng sớm, nguy cơ hoại tử nhiễm độc, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Một số biểu hiện mẹ có thể nhận biết:

  • Trẻ đau bụng dữ dội, tư thế gập gối vào ngực
  • Trẻ khóc thành cơn khoảng 15-20 phút một lần
  • Trẻ nôn trớ, tiêu chảy
  • Bụng chướng hoặc có thể quan sát một khối nhô lên

Khi có các biểu hiện này mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

+ Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh sinh non tháng

Nguyên nhân của viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non tháng chưa rõ. Có nhiều yếu tố liên quan bao gồm: nhiễm khuẩn, tổn thương mạch máu, chức năng ruột trẻ sinh non chưa hoàn thiện…Khi gặp tình trạng này, trẻ biểu hiện qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoan sớm trẻ ngủ li bì, nhiệt độ không ổn định, có cơn ngừng thở ngắn.
  • Giai đoạn tiếp theo: trẻ nôn trớ ra dịch vàng, da xanh tái, tiêu chảy phân có thể lẫn máu
  • Giai đoạn muộn: Nôn dịch nâu đen, bụng trướng, sốc, nguy cơ tử vong cao

Vì vậy mẹ cần chú ý tình trạng chất nôn và các biểu hiện toàn thân của trẻ sơ sinh sinh non tháng. Đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế nếu có biểu hiện bất thường trên

Cải thiện tình trạng nôn trớ cho trẻ bằng cách nào tốt và hiệu quả

Với trường hợp trẻ sơ sinh trớ sữa do chức năng sinh lý chưa hoàn thiện, mẹ không cần phải can thiệp gì. Thường với bé 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ, con sẽ không còn gặp tình trạng này khi sang tháng thứ 2, muộn nhất là tháng thứ 6. Tuy nhiên một số lưu ý để hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh mẹ cần ghi nhớ đó là:

  • Cho trẻ ăn lượng vừa phải, chia nhỏ bữa. Điều này làm giảm áp lực cũng như thể tích chứa cho dạ dày của bé
  • Không cho trẻ nằm sấp, hay trêu đùa, bế xóc trẻ sau khi trẻ ăn
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ

Vì sao trẻ sơ sinh nôn trớ? Cải thiện tình trạng nôn trớ cho trẻ bằng cách nào tốt và hiệu quả

Phòng ngừa trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn, mẹ cần:

  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ và bề mặt trẻ hay tiếp xúc
  • Vệ sinh khử trùng cẩn thận bình sữa cho trẻ bú
  • Cho trẻ uống vacin phòng Rota virus

Đây là biện pháp phòng rota virus hiệu quả nhất. Tùy vào loại vacin mà thời gian bắt đầu cho trẻ uống liều đầu tiên vào tuần thứ 4-12

  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ, đặc biệt là những bé sinh non, sinh mổ hay thường xuyên phải dùng kháng sinh giúp tăng cường tiêu hóa và miễn dịch cho trẻ. Nhờ đó phòng ngừa và cải thiện hiệu quả các vấn đề tiêu hóa như: nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng,…

Vì sao trẻ sơ sinh nôn trớ? Cải thiện tình trạng nôn trớ cho trẻ bằng cách nào tốt và hiệu quả

Bổ sung chủng lợi khuẩn L.Rhamnosus được nghiên cứu chứng minh giảm một nửa tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm ruột hoại tử. Bên cạnh đó, L.Rhamnosus cũng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các rối loại tiêu hóa như tiêu chảy cấp, tiêu chảy do kháng sinh, viêm dạ dày ruột cấp…

Bài viết hy vọng đã cung cấp các thông tin có thể giúp mẹ bình tĩnh và có những giải pháp tốt nhất trong trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ. Chúc bé của mẹ có một hệ tiêu hóa ổn định!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ