Vai trò của sức khỏe đề kháng với sự phát triển của trẻ

Đề kháng là hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Vai trò của sức khỏe đề kháng với sự phát triển của trẻ là gì? Tìm hiểu mỗi liên hệ giữa sức khỏe đề kháng và quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ.

Đề kháng là gì?

Đề kháng là khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… của cơ thể. Có 2 loại sức đề kháng gồm:

  • Sức đề kháng tự nhiên: Là khả năng đề kháng có sẵn của cơ thể trẻ, do mẹ truyền sang, được hình thành từ giai đoạn bào thai và được duy trì nhờ sữa mẹ. Khả năng đề kháng tự nhiên được duy trì trong 6 tháng đầu sau sinh, giảm dần theo thời gian. Khi khả năng đề kháng suy giảm trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao.
  • Sức đề kháng thu được: Là khả năng đề kháng của cơ thể sau khi trẻ được tiêm phòng hoặc khả năng đề kháng tự nhiên được kích hoạt đầy đủ các chức năng. Sức đề kháng thu được chỉ được kích hoạt khi có tác động từ bên ngoài và khi cơ thể xuất hiện nhu cầu. Vì thế trẻ em cần được sử dụng các thực phẩm có thể tăng cường khả năng đề kháng, nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Sức đề kháng tự nhiên được hình thành từ khi trẻ còn là 1 bào thai

Vai trò của sức khỏe đề kháng với sự phát triển của trẻ

Đối với trẻ nhỏ vai trò của sức khỏe đề kháng rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng cũng thấp hơn so với người trưởng thành. Đó là nguyên nhân khiến bé dễ bị mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa như cảm cúm, ho, sốt virus, rối loạn tiêu hóa,… mỗi khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi.

Khi bị ốm trẻ thường có biểu hiện chán ăn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị suy giảm kéo theo các chất tham gia vào quá trình miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng của trẻ bị suy yếu. Một vòng lẩn quẩn sẽ được hình thành “Trẻ giảm đề kháng – Mắc bệnh – Biếng ăn – Giảm sức đề kháng”.

Khi sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, thường xuyên ốm vặt cũng khiến thể chất và trí tuệ bị chậm phát triển, trẻ có các biểu hiện như:

  • Còi xương
  • Chậm tăng cân
  • Chậm phát triển chiều cao
  • Suy dinh dưỡng
  • Chỉ số IQ thấp,…

Điều đó cũng cho thấy khi trẻ có sức đề kháng tốt thì quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ cũng được nâng cao. Giai đoạn trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi cần được mẹ đặc biệt lưu tâm. Đây là giai đoạn kháng thể tự nhiên bị suy yếu dần trong khi hệ miễn dịch của trẻ lại chưa hoàn thiện để có thể tự sản sinh kháng thể bù lại, trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao.

Khi trẻ có sức đề kháng tốt thì quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ cũng được nâng cao

Mẹ có thể làm gì để giúp trẻ tăng sức đề kháng?

Đối với những trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi hệ miễn dịch còn non nớt, chưa hoàn thiện, tạo ra nhiều khoảng trống cho tác nhân gây bệnh xâm nhập. Để tăng cường sức khỏe đề kháng cho trẻ, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách. Cụ thể như:

  • Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung vitamin C từ các loại rau, củ, quả tươi, sạch để giúp trẻ tăng sức đề kháng.
  • Cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D giúp tăng cường phát triển xương khớp.
  • Cho trẻ hoạt động thể lực, tăng cường quá trình trao đổi chất để giúp trẻ tăng sức đề kháng.
  • Cho trẻ ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, có lịch sinh hoạt khoa học, điều độ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, khả năng miễn dịch và tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của trẻ.
  • Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tăng cường khả năng đề kháng nội sinh nhờ chức năng tiêu hóa và miễn dịch được tăng cường.

Men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Vai trò của sức khỏe đề kháng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ rất quan trọng. Để trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện mẹ cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học, điều độ kết hợp với bổ sung đầy đủ lợi khuẩn để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ