Trẻ uống sữa bị nôn ói – mẹ phải chăm sóc bé thế nào?

Nôn trớ là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn bé còn đang bú sữa mẹ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, hệ thống tiêu hóa còn non nớt, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Vậy, trẻ uống sữa bị nôn ói – mẹ phải chăm sóc bé thế nào?

Nguyên nhân trẻ uống sữa bị nôn ói là gì?

Trẻ uống sữa bị nôn ói - mẹ phải chăm sóc bé thế nào?

Nguyên nhân trẻ uống sữa bị nôn ói là gì?

  • Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc của phụ huynh

Trên thực tế, rất nhiều bé gặp phải tình trạng nôn ói sữa do cách chăm sóc và chế độ ăn uống chưa hợp lý.

Khi cho bé ăn sữa quá nhiều, bú quá no hoặc ép ăn quá mức khiến lượng sữa khi vào dạ dày không tiêu hóa được khiến bé đầy bụng và xảy ra tình trạng trẻ nôn trớ.

Ngoài ra, việc trẻ bú không đúng tư thế, bú bình sai cách dẫn đến tình trạng nuốt nhiều khí vào dạ dày cũng khiến cho trẻ bị nôn ói sữa. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý là bé nôn sữa còn có thể do bố mẹ đặt bé nằm ngay sau khi ăn no, quấn khăn, tã, mặc quần áo quá chặt.

  • Trẻ uống sữa bị nôn ói do mắc bệnh lý

Đối với một số trường hợp, trẻ em bị trớ sữa là do cơ thể đang có vấn đề, nhiều khả năng trẻ đang mắc một bệnh lý nào đó. Cụ thể hơn, khi trẻ uống sữa bị nôn ói quá nhiều thì nghi ngờ trẻ có thể đã mắc phải 1 số bệnh lý như là:

  • Bệnh lý đường ruột: tiêu chảy, đầy bụng, viêm đường ruột,…
  • Bệnh lý đường hô hấp.
  • Dị tật bẩm sinh đường tiêu.
  • Các bệnh lý ngoại khoa: xoắn ruột, lồng ruột, tắc ruột.
  • Rối loạn thần kinh làm co thắt môn vị.
  • Viêm màng não

Trẻ uống sữa bị nôn ói – mẹ phải chăm sóc bé thế nào?

Trẻ uống sữa bị nôn ói - mẹ phải chăm sóc bé thế nào?

Trẻ uống sữa bị nôn ói – mẹ phải chăm sóc bé thế nào?

Khi con uống sữa bị nôn, chắc hẳn cha mẹ đều cảm thấy lo lắng, sốt ruột đúng không nào? Vậy chúng ta nên xử lý tình trạng này ra sao? Sau đây là bước bố mẹ cần thực hiện:

  • Bước 1: Ngay khi trẻ nôn phải nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn. Rồi sau đó, mẹ nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn.
  • Bước 2: Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng bé nhằm trấn an trẻ, giúp trẻ ho nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
  • Bước 3: Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm rồi tiến hành thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ.
  • Bước 4: Khi trẻ đã hết nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc dung dịch điện giải oresol theo liều lượng phù hợp với từng thìa nhỏ. Sau đó cho bé bú mẹ và để con nghỉ ngơi.
  • Bước 5: Theo dõi dấu hiệu nôn ói sữa tiếp theo

*Chú ý: Tuyệt đối không cho bé sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống nôn. Nếu bạn không biết cách sử dụng, trẻ có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, với trẻ nôn trớ do gặp phải các vấn đề đường ruột như rối loạn tiêu hóa thì các mẹ nên kết hợp bổ sung thêm men vi sinh cho con. Việc bổ sung men lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng tối ưu cho bé yêu nhà bạn.

Trẻ uống sữa bị nôn ói - mẹ phải chăm sóc bé thế nào?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ em 

Cụ thể, phương pháp này sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột của con được cân bằng, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa sự xâm nhập và hoạt động của vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể con. Đồng thời, các lợi khuẩn cũng ức chế ảnh hưởng của các hại khuẩn, hỗ trợ tăng đề kháng. Từ đó ngăn không cho hại khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa tối đa nguy cơ trẻ bị trớ do tiêu chảy hoặc một số bệnh đường tiêu hóa khác…

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ