Trẻ trớ sữa xong có đói không? Mẹ có nên cho bé bú lại ngay?

Trớ sữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, van dạ dày thực quản chưa khép chặt lại sau khi sữa chuyển xuống dạ dày nên dễ dàng trào ngược lên. Trẻ trớ sữa xong có đói không? Mẹ có nên cho bé bú lại ngay? Tìm hiểu mức độ nguy hiểm và cách giảm trớ sữa cho bé hiệu quả. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị trớ sữa

Trẻ bị trớ sữa sinh lý

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên còn non yếu, van dạ dày thực quản hoạt động không đồng bộ với các van khác và không khép kín hoàn toàn khiến trẻ dễ bị trớ sữa nếu mẹ đặt nằm ngay sau khi bú xong. Hoặc quấn tã cho bé quá chặt, mặc quần áo chật cũng khiến bé bị trớ.

Mẹ cho con bú sai tư thế khiến bé nuốt nhiều không khí vào bụng. Mẹ cho bé ăn quá no khiến hệ tiêu hóa của trẻ không hấp thụ được hết dưỡng chất cũng khiến trẻ bị đầy bụng, chướng hơi, dễ nôn trớ.

Trẻ trớ sữa xong có đói không? Mẹ có nên cho bé bú lại ngay?

Trẻ sơ sinh van dạ dày thực quản hoạt động không đồng bộ với các van khác và không khép kín hoàn toàn khiến trẻ dễ bị trớ sữa

Trẻ bị trớ sữa bệnh lý

Trớ sữa cũng là triệu chứng của một số bệnh lý như:

  • Trẻ bị viêm đường ruột, tiêu chảy
  • Trẻ bị bệnh đường hô hấp
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa
  • Trẻ bị tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột
  • Trẻ bị co thắt môn vị do rối loạn thần kinh thực vật
  • Trẻ bị nhiễm trùng mãng não, tăng áp lực nội sọ
  • Trẻ mắc hội chứng sinh dục thượng thận,…

Trẻ trớ sữa xong có đói không? Mẹ có nên cho bé bú lại ngay?

Trẻ trớ sữa xong có đói không? Mẹ có nên cho bé bú lại ngay?

Mẹ chỉ nên cho trẻ bú sau khi trớ sữa khoảng 30 phút để dạ dày của bé có đủ thời gian phục hồi

Sữa trớ ra ngoài khiến trẻ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, vậy trẻ trớ sữa xong có đói không? Sau khi trớ xong, trẻ cần được nghỉ ngơi khoảng 30 – 60 phút để dạ dày hồi phục. Lúc này bé cũng mới có cảm giác bị đói và có thể tiếp tục bú sữa bùi lại lượng sữa đã bị trớ ra ngoài, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Khi nôn trớ dạ dày của bé co thắt liên tục để tống sữa ra ngoài khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí còn khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương. Nôn trớ trong một thời gian dài cũng khiến bé không hấp thụ được đủ dưỡng chất, giảm khả năng miễn dịch khiến trẻ hay bị ốm vặt, thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa và tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.

Đó cũng là lý do nhiều mẹ nôn nóng muốn cho bé bú trở lại ngay sau khi trẻ trớ sữa xong để bù lại lượng sữa đã bị trào ra. Tuy nhiên, đây là hành động sai lầm, mẹ cho con bú trở lại ngay khiến dạ dày của bé phải chịu áp lực lớn, trẻ tiếp tục trớ ra và hình thành tâm lý sợ bú, dần dần trở nên biếng ăn, bỏ ăn.

Do đó, sau khi bé bị trớ sữa mẹ nên làm sạch miệng bằng cách lau dịch trớ và cho trẻ uống một chút nước để tráng miệng. Trẻ bị sặc sữa lên mũi mẹ cần hút hết ra ngoài để sữa không tràn vào màng phổi gây viêm phổi hoặc viêm tai giữa. Sau đó cho trẻ nghỉ ngơi khoảng 30 – 60 phút rồi tiếp tục cho bú.

Cách giảm trớ sữa cho trẻ

Để trẻ hấp thụ được dưỡng chất trong sữa, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện, mẹ cần giúp bé giảm trớ sữa. Mẹ cần làm gì để giúp bé giảm trớ sữa?

Cách giúp trẻ giảm trớ sữa nhanh chóng hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo:

  • Sau khi bé bú no mẹ cần bế bé ở tư thế cao đầu trong khoảng 20 30 phút rồi thực hiện vỗ ợ hơi, giúp bé đẩy hết khí trong hệ tiêu hóa ra ngoài.
  • Không nên cho trẻ ăn quá no, chia sữa ra thành nhiều bữa nhỏ giúp bé vẫn được bổ sung đủ dưỡng chất. Nhờ đó có thể giảm áp lực cho dạ dày, ngăn ngừa trớ sữa hiệu quả.
  • Cho bé bú đúng cách để giảm lượng khí nuốt vào đường tiêu hóa, giản trớ sữa sau khi bú. Cách cho trẻ bú đúng là bế bé đầu cao 1 góc 30 độ, cổ, lưng, mông cùng nằm trên một đường thẳng, mặt đối diện với bầu vú hoặc bình sữa, miệng ngậm kín núm vú.

Trẻ trớ sữa xong có đói không? Mẹ có nên cho bé bú lại ngay?

Kết hợp dùng thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh tiêu hóa kém

  • Với trẻ tiêu hóa kém, dễ bị trớ sữa, ba mẹ có thể kết hợp cho bé uống thêm men lợi khuẩn. Việc bổ sung hàm lượng dồi dào các vi khuẩn có lợi giúp đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé. Nhờ đó hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Điều này cũng tạo tiền đề giúp thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch, ngăn ngừa và cải thiện trớ sữa hiệu quả.
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời không đóng cho bé loại bỉm chật, chỉ nên sử dụng size vừa hoặc hơi rộng so với cơ thể bé.
  • Duy trì cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cho bé lại rất dễ hấp thụ. Trường hợp mẹ không có đủ sữa, phải cho con dùng sữa công thức mẹ cần chọn loại sữa đúng lứa tuổi, phù hợp với thể trạng và pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Mẹ nên cho trẻ đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường như trẻ bị trớ sữa kèm tiêu chảy, sốt, trớ sữa liên tục không dứt,…

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu trẻ trớ sữa xong có đói không, mẹ có nên cho con bú ngay sau khi trớ hay không. Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé uống men vi sinh trong ít nhất 12 ngày để cải thiện các vấn đề tiêu hóa. Đồng thời thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng để trẻ khỏe mạnh, phát triển nhanh chóng, toàn diện.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ