Mách mẹ cách xử lý bé bị trớ sữa lên mũi hiệu quả

Trẻ bị trớ sữa lên mũi có thể khiến đường thở của con bị sữa bịt kín gây ngạt, khó thở nguy hiểm đến tính mạng. Nội dung bài viết này sẽ mách mẹ cách xử lý bé bị trớ sữa lên mũi hiệu quả.

Các nguyên nhân bé bị trớ sữa lên mũi mẹ cần biết

Mách mẹ cách xử lý bé bị trớ sữa lên mũi hiệu quả

Các nguyên nhân bé bị trớ sữa lên mũi mẹ cần biết

Bạn biết đấy, cấu tạo của miệng, mũi và cổ họng thông nhau nên khi sữa được đưa vào cổ họng chưa kịp nuốt xuống dạ dày thì có thể bị đẩy ngay lên mũi gây sặc. Tình huống này cần được xử lý nhanh chóng để tránh việc bé bị ngạt thở vì sữa tràn lên mũi. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ, sặc sữa lên mũi gồm:

  • Các bộ phận trên cơ thể của trẻ còn non yếu, cần rất nhiều thời gian để phát triển hoàn thiện, các van đóng mở cổ họng thông với mũi hoạt động chưa đồng bộ, dẫn đến tình trạng bé vừa bú vừa thở dễ bị sặc.
  • Mẹ cho bé bú quá nhiều làm bé không nuốt xuống kịp
  • Bé bị đói quá lâu dẫn đến tốc độ bú nhanh, dễ sặc
  • Bé không tập trung bú, cùng lúc bú bị ho, hắt hơi, nấc…

Mách mẹ cách xử lý bé bị trớ sữa lên mũi hiệu quả

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi là tình huống có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế nếu chẳng may nếu con bạn bị trớ sữa lên mũi, mẹ nên lập tức áp dụng các bước xử lý như dưới đây:

Bước 1: Vỗ lưng

Mách mẹ cách xử lý bé bị trớ sữa lên mũi hiệu quả

Vỗ lưng

Mẹ hãy lau sạch sữa trào ra ở mũi và mặt bé rồi dựng con dậy, đặt bé nằm sấp với đầu thấp xuống, đỡ đầu và hơi nghiêng mặt con. Sau đó mẹ hãy dùng lòng bàn tay vỗ liên tiếp 5 cái với lực vừa đủ vào vùng giữa hai bả vai của trẻ. Vỗ xong thì nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem con đã thở được và da có hồng hào hơn không. Nếu bé vẫn có dấu hiệu khó thở thì tiếp tục tiến hành bước thứ 2.

Bước 2: Ấn ngực

Mách mẹ cách xử lý bé bị trớ sữa lên mũi hiệu quả

Ấn ngực

Nếu sau khi vỗ mà bé vẫn chưa thở được bình thường thì mẹ hãy giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón 2 và ngón 3 tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 xuống dưới xương ức. Ấn vừa phải và dứt khoát 5 hiệp, mỗi hiệp 1 giây. Ấn xong mẹ quan sát và đánh giá dấu hiệu hồi phục của con.

Bước 3: Hút sạch mũi miệng

Mách mẹ cách xử lý bé bị trớ sữa lên mũi hiệu quả

Hút sạch mũi miệng

Song song với việc vỗ lưng hay ấn ngực thì mẹ nên dùng dụng cụ hút để hút sữa và dịch nhầy trong mũi và miệng cho trẻ. Lưu ý hút miệng trước, hút mũi sau.

Nếu trong trường hợp trẻ bị sặc sữa vẫn chưa thở được thì mẹ hãy thực hiện lại các bước khoảng 3-4 lần nhanh chóng và quan sát. Trong trường hợp sơ cứu tại nhà không có kết quả thì mẹ lập tức đưa bé đến cơ quan y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, hiện nay, nhiều bố mẹ đã kết hợp bổ sung men vi sinh dạng giọt cho trẻ sơ sinh giúp tăng cường lợi khuẩn, thiết lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh giúp duy trì ổn định hoạt động đường ruột của bé. Nhờ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé nhanh chóng hoàn thiện cấu tạo và chức năng, giảm thiểu nguy cơ trẻ bị sặc sữa lên mũi hiệu quả.

Mách mẹ cách xử lý bé bị trớ sữa lên mũi hiệu quả

Bổ sung men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Trên đây là những cách xử lý bé bị trớ sữa lên mũi hiệu quả mà ba mẹ có thể tham khảo. Hi vọng với những thông tin hữu ích có trong bài giúp các mẹ biết cách để chăm sóc bé và hạn chế tối tình trạng trẻ bị trớ sữa xuất hiện nhé!

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ