Trẻ sơ sinh đau bụng từng cơn có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh đau bụng từng cơn khiến nhiều bố mẹ lo lắng, không biết con có đang gặp vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe hay không. Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu các nguyên nhân trẻ bị đau bụng từng cơn và cách giải quyết nhanh chóng.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đau bụng từng cơn là gì?

Trẻ sơ sinh đau bụng từng cơn có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh có thể bị đau bụng do nhiều nguyên nhân tác động

Khi thấy trẻ sơ sinh đau bụng từng cơn, mẹ cần sớm tìm ra nguyên nhân bệnh để có biện pháp khắc phục kịp thời. Trẻ có thể bị đau quặn bụng bởi những lý do sau:

  • Do hội chứng Colic: Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi tình trạng khóc không ngừng, xảy ra ở trẻ từ 2-3 tuần tuổi cho tới khi bé được 4-5 tháng tuổi. Trẻ khóc dữ dội và đau bụng co thắt từng cơn.
  • Do bị viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa là biểu hiện viêm cấp tính tại đường tiêu hóa, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con. Những bé sơ sinh chưa biết nói cũng như không mô tả được vị trí, tình trạng đau của mình. Bố mẹ cần đưa con đi khám ngay nếu bé đau quặn bụng, toát mồ hôi, quấy khóc kèm theo tiêu chảy hoặc nôn trớ.
  • Do lồng ruột cấp tính: Lồng ruột cấp tính cũng là tình trạng nhiều bé gặp phải, có các triệu chứng như đau bụng nhiều, buồn nôn và nôn ói, quấy khóc nhiều, bé có thể đi ngoài ra máu. Bệnh lý cấp tính này cũng cần được đi khám và có sự trợ giúp của bác sĩ.
  • Do táo bón kéo dài: Trẻ sơ sinh bị táo bón là vấn đề hệ tiêu hóa, làm cho con bị đau quặn bụng do phân tích tụ trong đường ruột không đào thải ra bên ngoài được.
  • Do nhiễm khuẩn: Hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ rất dễ bị vi khuẩn có hại tấn công, gây nên những cơn đau quặn bụng. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có thể tự điều trị tại nhà, những trường hợp nặng cần đưa tới bệnh viện để xử lý.
  • Do hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích là bệnh rối loạn chức năng đại tràng khiến trẻ bị đau quặn bụng kèm theo các dấu hiệu chướng bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện..

Trẻ sơ sinh đau bụng từng cơn có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh đau bụng từng cơn có nguy hiểm không?

Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé bị đau bụng giúp bố mẹ có biện pháp xử lý kịp thời

Đau quặn bụng từng cơn ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề hay bệnh lý ở đường tiêu hóa, mẹ cần quan sát tình trạng sức khỏe của con để tìm được nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.

Một số trường hợp nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu mẹ thấy con có những dấu hiệu sau thì cần đưa bé tới bệnh viện ngay:

  • Trẻ đau bụng dữ dội, mặt tái đi, nôn liên tục mật xanh mật vàng.
  • Trẻ mệt mỏi, lả đi, quấy khóc nhiều.
  • Bụng trẻ chướng lên, nhu động ruột giảm.
  • Trẻ đi ngoài phân nhão, phân màu đen và có mùi khó chịu.
  • Vùng đùi và bẹn của trẻ bị sưng lên.

Phòng ngừa hiện tượng trẻ đau bụng từng cơn

Để phòng ngừa hiện tượng trẻ bị đau bụng từng cơn, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cho bé bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời để cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường kháng thể tự nhiên cho con.
  • Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mẹ với nhiều thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ để sữa mẹ mát, dinh dưỡng. Mẹ cần tránh ăn các thực phẩm khó tiêu hóa khiến bé bú mẹ đau bụng, chướng bụng.
  • Để bé ngủ đủ giấc, bú đủ cữ, không ép con ăn quá mức cũng như cho bé bú đúng cách.
  • Thực hiện massage bụng cho trẻ sau khi con ăn xong từ 1-2 giờ để tăng cường tiêu hóa cho bé, phòng tránh tình trạng táo bón cũng như giúp trẻ nhuận tràng hơn.
  • Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cẩn thận đặc biệt khi bé vừa trải qua đợt dùng kháng sinh dài ngày để tránh tình trạng nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột.
  • Với bé tiêu hóa kém hay gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột, các mẹ nên kết hợp tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng tránh nhiều vấn đề tiêu hóa hay gặp ở lứa tuổi của bé như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, táo bón.

Trẻ sơ sinh đau bụng từng cơn có nguy hiểm không?

Men vi sinh của Anh Quốc giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh đau bụng từng cơn và chăm sóc dinh dưỡng, để bé nghỉ ngơi giúp con mau khỏi. Tuy nhiên nếu thấy bé không có dấu hiệu phục hồi hoặc có tình trạng sức khỏe bất thường, bố mẹ không được chủ quan mà cần đưa con đi viện ngay để khám bác sĩ chuyên khoa tìm ra bệnh chính xác.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ