Trẻ sơ sinh đau bụng đêm nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng trẻ sơ sinh đau bụng đêm là dấu hiệu cho thấy con đang có vấn đề sức khỏe và có thể báo hiệu con gặp bệnh lý nguy hiểm. Bố cần theo dõi tình trạng của con kỹ lướng để tìm ra cách khắc phục sớm cho bé, tránh xảy ra các biến chứng sức khỏe.

Trẻ sơ sinh đau bụng đêm nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ tiêu hóa còn non nớt, hệ miễn dịch yếu nên hay gặp các vấn đề về sức khỏe đặc biệt là thời gian đầu mới sinh. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đau bụng đêm có thể do:

  • Trẻ bị đau bụng Colic: Hội chứng Colic (trẻ sơ sinh khóc dạ đề) là hiện thượng bé quấy khóc liên tục, bé có biểu hiện đau bụng và hay gặp nhất ở trẻ từ 2-3 tuần tuổi cho tới trẻ 4-5 tháng tuổi. Bé có thể khóc do chướng bụng, tiêu hóa kém và quấy khóc vào khoảng tối, đêm.

Trẻ sơ sinh đau bụng đêm nguyên nhân do đâu?

Trẻ khóc đêm dai dẳng có thể do hội chứng đau bụng Colic

  • Không dung nạp lactose: Sữa công thức thường chứa thành phần đạm khó tiêu hóa, và những bé sơ sinh dùng sữa công thức có thể gặp tình trạng dị ứng đạm sữa bò, không dung nạp lactose do cơ thể bị thiếu enzyme phân giải đường lactose trong sữa. Bé có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng.
  • Táo bón: Trẻ đau bụng do táo bón thường kèm theo dấu hiệu bụng căng trướng, đau khắp vùng bụng, khó đi ngoài và thời gian đau bụng có thể vào ban đêm.
  • Mất cân bằng hệ sinh thái đường ruột: Việc sử dụng kháng sinh lâu dài có thể tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh và khiến bé bị đau bụng cùng các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác.
  • Hội chứng ruột kích thích: Dấu hiệu của trẻ bị hội chứng ruột kích thích là đau bụng, đầy bụng và đau bụng về đêm.
  • Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa là biểu bé đau bụng dữ dội, quằn quại, sốt, nôn ói. Lúc này bố mẹ có thể  nghĩ ngay tới việc bé bị viêm ruột thừa để đưa con đi cấp cứu.

Cách xử lý của bố mẹ khi thấy trẻ sơ sinh đau bụng đêm

Trẻ sơ sinh đau bụng khiến nhiều bố mẹ lo lắng không biết phải làm sao để giảm nhanh dấu hiệu đau bụng của đêm, nhất là những bố mẹ sinh con đầu lòng không có kinh nghiệm chăm sóc bé. Lúc này, bố mẹ hãy thực hiện một số cách dưới đây để giảm cơn đau của trẻ:

  • Massage vùng bụng bé nhẹ nhàng với tinh dầu giảm lực ma sát lên da trẻ, từ đó hỗ trợ kích thích nhu động ruột, giảm đau nhanh với trường hợp táo bón ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh đau bụng đêm nguyên nhân do đâu?

Massage làm giảm cơn đau bụng của bé và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả

  • Cho con bú để giúp trẻ bình tĩnh lại, giảm tình trạng quấy khóc và để bé đi vào giấc ngủ dễ dàng.
  • Vuốt lưng trẻ kết hợp với động tác vỗ cho con ợ hơi nhằm đẩy không khí dư thừa trong dạ dày trẻ, giúp trẻ đang bị đau bụng do đầy hơi chướng bụng nhanh khỏi.
  • An ủi và vỗ về trẻ, đồng thời giữ ấm cho con nhằm giúp bé thấy được bảo vệ an toàn, sớm dừng khóc.
  • Trong những năm đầu đời, do hệ tiêu hóa của con còn non nớt nên bé rất dễ gặp phải các vấn đề đường ruột khiến con đau bụng quấy khóc đêm, phổ biến là rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột. Để chủ động chăm sóc tiêu hóa và đề kháng cho con, các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh.  Các lợi khuẩn từ men vi sinh khi được bổ sung giúp tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, duy trì hoạt động ổn định của đường ruột. Nhờ đó tạo tiền đề giúp bé cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ bảo vệ đường ruột cho trẻ, hỗ trợ tăng sức đề kháng và giải quyết các vấn đề tiêu hóa hay gặp với đối tượng trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh đau bụng đêm nguyên nhân do đâu?

Men vi sinh dạng giọt của Anh Quốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh

Hiện tượng trẻ sơ sinh đau bụng đêm không hiếm gặp, tuy nhiên lại dễ gây căng thẳng cho bố mẹ và khiến em bé mệt mỏi vì khóc nhiều. Bố mẹ hãy thực hiện các biện pháp cải thiện cho con như trên để giúp bé xoa dịu cơn đau bụng nhanh chóng. Tuy nhiên nếu không thấy tình trạng đau bụng giảm đi hoặc con bị đau nhiều hơn thì cần đưa bé đi khám.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ