Trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to có sao không?

Chăm sóc trẻ sơ sinh là nỗi lo của nhiều bà mẹ trẻ, nhất là với những mẹ bỉm sữa sinh con đầu lòng. Trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to có sao không? Làm thế nào để giúp con tăng cường tiêu hóa tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp ngay những thắc mắc này.

Trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to có sao không?

Trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to có sao không

Trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to là hoàn toàn bình thường

Hầu hết trẻ sơ sinh khi mới chào đời đều có phần bụng nhô lên, nhất là sau khi bé được cho bú no. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, bởi cấu trúc ruột của bé khá dài so với kích thước ổ bụng, khi kết hợp với lớp cơ thành bụng chưa phát triển hoàn thiện tạo nên tình trạng trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to.

Khi trẻ đã phát triển hơn, tăng dần kích thước chiều dài cơ thể và ruột phát triển thì phần bụng của bé sẽ dần thon nhỏ trở lại, mẹ không cần lo lắng về tình trạng này. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bụng bé trương cứng, trẻ khóc nhiều hơn, bị táo bón kéo dài, hay nôn ói hoặc xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng.. thì có thể bé đã mắc một số bệnh lý rối loạn tiêu hóa.

Những nguyên nhân khiến bé sơ sinh bụng to

Trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, trừ khi bé bị các bệnh lý khác có những dấu hiệu bất thường kèm theo. Dưới đây là một số nguyên nhân khác khiến bé bị to bụng.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu

Trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to có sao không

Bé chướng bụng, khó tiêu cũng có hiện tượng bị to bụng

Có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu khiến cho phần bụng của bé bị to bất thường. Dấu hiệu kèm theo có thể nhận biết chính là trẻ có dấu hiệu bỏ bữa, chán ăn, nôn ói, phình to bụng.

Có nhiều nguyên do khiến con gặp hiện tượng này, chủ yếu bởi mẹ cho con ăn quá nhiều những bữa gần nhau khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, hoặc mẹ cho bé ăn dặm quá sớm khiến hệ tiêu hóa của con chưa thể làm quen với lượng thức ăn nạp vào. Trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn cũng sẽ gặp tình trạng này

Trẻ sơ sinh to bụng do mắc bệnh phình đại tràng 

Trẻ sơ sinh to bụng bất thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phình đại tràng. Nếu mẹ thấy bụng con trướng to, không đi phân su 24 giờ sau sinh hoặc với trẻ lớn hơn là tình trạng táo bón dài ngày, phân nặng mùi và màu đen, trẻ chậm phát triển.. thì có thể con đã mắc chứng bệnh này.

Với những trẻ bị phình đại tràng, mẹ cần đưa con tới bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời qua những xét nghiệm và chẩn đoán kĩ lưỡng, tùy thuộc vào thời điểm phát bệnh cũng như tình trạng bệnh của con.

Trẻ sơ sinh khóc nhiều to bụng

Trẻ sơ sinh khóc nhiều và hít nhiều không khí khi bú cũng khiến cho bé to bụng. Nguyên nhân này rất phổ biến, tuy nhiên lại gây hoang mang cho bố mẹ khi lầm tưởng trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to và nghĩ rằng con đã ăn đủ bữa. Sau một thời gian bụng của trẻ sẽ trở lại như bình thường.

Trẻ sơ sinh phình bụng khi dị ứng thực phẩm

Trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to có sao không

Bụng phình to là một trong các biểu hiện của dị ứng ở trẻ sơ sinh

Một số bé sơ sinh khi bị dị ứng thực phẩm cũng sẽ có tình trạng bụng to, đầy hơi, sôi bụng khi cơ thể không hấp thu được sữa mẹ, nguồn sữa mẹ có một chất gì đó khiến trẻ dị ứng. Lúc này, mẹ cần xác định xem đâu là thực phẩm mẹ ăn đã gây dị ứng cho bé để tránh lặp lại trong lần cho con bú tiếp theo, khiến bé bị đầy bụng khó tiêu.

Trẻ sơ sinh chướng bụng khi mắc bệnh Hirschsprung

Những trẻ mắc bệnh lý Hirschsprung (một dạng bệnh lý rối loạn di truyền) cũng khiến cho thức ăn không tiêu hóa được và gây ra chứng to bụng, phình bụng ở trẻ sơ sinh. Các dây thần kinh của các cơ dạ dày trong cơ thể trẻ không phát triển, khiến dạ dày hoạt động kém hơn. Mẹ cần tới bác sĩ để xác định tình trạng của con.

Cách giải quyết tình trạng bé sơ sinh bị to bụng sinh lý

Trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to có sao không

Thực hiện massage bụng bé giúp con đẩy không khí dư thừa ra bên ngoài

Với những trường hợp trẻ bú nhiều bị to bụng sinh lý, sau khi biết tình trạng của con qua những thông tin trên, mẹ có thể giải quyết giúp trẻ hạn chế bằng cách:

  • Cho con bú đúng tư thế: Khi cho bé bú, mẹ cần cho con nằm đúng tư thế với vị trí đầu cao hơn dạ dày, giúp sữa di chuyển thuận lợi xuống dạ dày và không nạp thêm khí thừa vào trong, giúp trẻ ợ hơi dễ hơn
  • Tống không khí dư thừa ra ngoài: Sử dụng các biện pháp massage bụng nhẹ nhàng kết hợp với động tác đạp xe sẽ giúp con tống hơi thừa ra bên ngoài nhanh chóng
  • Giúp con ợ hơi: Sau khi cho con bú, mẹ nên bế đứng bé trong khoảng từ 15-20 phút, đồng thời thực hiện vỗ ợ hơi, đề phòng nôn trớ
  • Sử dụng men vi sinh: Bổ sung lợi khuẩn với men vi sinh sẽ giúp con tiêu hóa tốt hơn, đồng thời men vi sinh trị táo bón, cải thiện các vấn đề rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Tăng cường men vi sinh cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày là cách nhiều bậc phụ huynh lựa chọn, vừa giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ, vừa thúc đẩy tiêu hóa, giải quyết nỗi lo về rối loạn đường ruột của bé. Mẹ nên lựa chọn các loại men vi sinh ở dạng nhỏ giọt, bổ sung tiện lợi đầy đủ hàm lượng men vi sinh cần thiết với chủng men đặc hiệu cho trẻ sơ sinh là L.Rhamnosus để cung cấp cho trẻ lượng lợi khuẩn chất lượng nhất.

Trẻ sơ sinh bú nhiều bụng to có sao không

Bổ sung men vi sinh dạng giọt với chủng men L.Rhamnosus trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Với những thông tin trên, hy vọng bố mẹ đã giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh bú nhiều bụng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không. Chúc em bé luôn khỏe và phát triển toàn diện về thể lực cũng như trí tuệ tối ưu nhất.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ