Trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được là tình huống phổ biến rất hay gặp nhưng lại là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Bài viết sau sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc cũng như cách chữa trị khi bé yêu gặp phải trường hợp này.

Một số nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được

Do hệ tiêu hóa còn non kém, trẻ sơ sinh bị chướng bụng thường xuyên hơn so với người lớn bởi những lí do sau đây.

Chế độ ăn hàng ngày của bé chưa tốt

Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh khác với người lớn, mẹ cần đặc biệt lưu ý cân bằng các nhóm chất và vitamin cho bé. Một chế độ ăn mất cân bằng, thừa đạm và tinh bột nhưng không đủ chất xơ là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị chướng bụng, táo bón.

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng, táo bón do mất cân bằng dinh dưỡng

Cha mẹ cũng cần lưu ý không cho con ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn hoặc dồn các bữa sát giờ nhau, bởi lúc này, hệ tiêu hóa còn non yếu của bé không thể hoạt động tiêu hết chỗ thức ăn khổng lồ ấy, rất dễ gây chướng bụng. Đồng thời, khi thức ăn vào cơ thể chưa được tiêu hóa sẽ dồn lại ở dạ dày và ruột, vi khuẩn trú tại đường ruột bị lên men, sinh khí cũng dễ khiến bé đầy hơi.

Ngộ độc thức ăn cũng gây chướng bụng ở trẻ

Khi trẻ mắc triệu chứng ngộ độc thức ăn, những biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy ra máu lẫn trong phân rất dễ nhìn thấy. Cần lưu ý cho bé “ăn chín uống sôi”, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng do táo bón

Bé bị táo bón lâu ngày sẽ dễ bị đầy hơi khó tiêu, không đi ngoài được. Đây là trường hợp rất phổ biến nhiều trẻ sơ sinh mắc phải, cha mẹ cần bình tĩnh giải quyết cho con không bị khó chịu.

Trẻ mắc bệnh về đường ruột, giun sán hay nhiễm trùng

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được có thể là hệ quả của những bệnh về đường ruột, cụ thể là bé nhiễm giun sán. 

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng của một số bệnh lý cũng gây đầy hơi ở trẻ

Thêm vào đó, những bệnh có tác động gây ra đầy hơi ở trẻ nặng hơn có thể do viêm phổi, viêm amidan, nhiễm trùng đường tiểu.. Lúc này, cha mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp

Bé dùng thuốc kháng sinh

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh bao gồm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại cân bằng trong đường ruột. Nếu bé dùng thuốc kháng sinh dài ngày (thời gian trên 14 ngày) có thể khiến cho số lượng vi khuẩn có lợi bị chết, từ đó gây ra chướng bụng ở trẻ, rối loạn tiêu hóa.

Cách chữa khi trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được?

Khi trẻ không đi ngoài quá lâu, mẹ có thể tham khảo những cách sau để cải thiện cho bé nhé.

Tiến hành mát-xa cho bé yêu

Bé lâu không đi ngoài sẽ cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu hóa. Lúc này, cha mẹ có thể mát-xa phần bụng để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. 

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được có nguy hiểm không?

Cha mẹ có thể mát-xa để bé dễ chịu hơn

Cách làm: Mẹ đặt 3 ngón tay lên phần bụng bé, chếch về phía bên trái, sau đó nhẹ nhàng mát-xa theo chiều kim đồng hồ và lặp lại nhiều lần. Một ngày mẹ có thể mát-xa 1-2 lần.

Đổi loại sữa công thức khác, thay đổi chế độ dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng do không hợp sữa công thức đang uống thì cha mẹ nên đổi sữa mới cho bé. Cách tốt nhất là cho bé uống thử một lượng sữa ít để xem phản ứng của bé với sữa, sau đó mới tăng dần lượng lên. 

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được có nguy hiểm không?

Thay đổi lại chế độ ăn uống hàng ngày giúp bé hết táo bón, chướng bụng

Đối với những trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ có thể thêm nhiều rau xanh để tăng cường chất xơ cho bé, giúp bé dễ tiêu hóa hơn.

Sử dụng nước ấm để tắm cho bé sơ sinh

Khi bé đã không đi ngoài nhiều ngày, khó chịu và chướng bụng, cha mẹ có thể giúp bé thoải mái hơn bằng cách đun các loại lá thảo dược tính mát như lá trà xanh, trầu không để tắm cho bé.

Bổ sung men tiêu hóa probio, tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột

Mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại cũng làm cho bé dễ bị chướng bụng, táo bón. Cha mẹ nên bổ sung các loại lợi khuẩn tốt để bé dễ hấp thu, tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa của trẻ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ