Trẻ sơ sinh bỏ bú bình: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả

Mẹ đang cho trẻ bú bình với sữa công thức hoặc sữa mẹ nhưng đột nhiên trẻ lại từ chối bú sữa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu? Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu vì sao trẻ sơ sinh bỏ bú bình cũng như cách xử trí hiệu quả.

Nguyên nhân vì sao trẻ không chịu bú bình?

Trẻ sơ sinh không chịu bú bình do nhiều nguyên nhân tác động. Bố mẹ cần tìm hiểu đúng lý do vì sao trẻ bỏ bú để giúp con làm quen với bình sữa trở lại.

  • Trẻ không chịu bú bình vì chưa đói: Bình thường có thể trẻ sẽ ti mẹ kể cả khi không đói vì trẻ thích cảm giác được mẹ âu yếm và nằm trong lỏng mẹ, khiến mẹ nhầm tưởng rằng trẻ nhanh đói và cho con bú bình theo cữ bú mẹ. Tuy nhiên trẻ thường chỉ bú bình khi con thực sự đói.

Trẻ sơ sinh bỏ bú bình: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả

Trẻ từ chối bú bình khi chưa cảm thấy đói

  • Trẻ không thích sữa ngoài: Nếu trẻ không chịu bú bình, rất có thể con chưa quen với nhiệt độ sữa bình hoặc chưa quen với vị sữa công thức khi chuyển từ bú mẹ sang dùng sữa công thức. Đôi khi sữa có vấn đề (hết hạn, nhiễm mùi..) cũng là lý do mẹ cần kiểm tra trước khi cho con bú.
  • Bé bỏ bú bình do núm vú bình sữa: Nhiều trẻ sơ sinh bỏ bú bình khi nhận thấy núm vú bình sữa cứng, trong khi ti mẹ thì mềm mại và dễ chịu hơn, so sánh có sự khác biệt. Hoặc núm vú có lỗ nhỏ, sữa ra nhỏ giọt gây khó khăn khi bú và làm trẻ chán nản, ghét bú bình.
  • Trẻ mọc răng và “chống đối”: Khi tới giai đoạn mọc răng, một số bé phản ứng rất mãnh liệt với việc bú bình và không thích bú bình. Lúc này, mẹ có thể thấy trẻ cắn chặt răng vào núm vú bình sữa chứ không chịu mút.
  • Trẻ có hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, vậy nên con hay gặp các vấn đề liên quan tới đường ruột gồm tiêu chảy, đau bụng, táo bón, buồn nôn.. Hệ tiêu hóa bất thường khiến trẻ bú ít hơn và có khi không chịu bú bình.

Trẻ sơ sinh bỏ bú bình: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả

Những trẻ có vấn đề đường ruột cũng có hiện tượng chán ăn, bỏ bú

Cách xử trí đối với trẻ sơ sinh bỏ bú bình

Trẻ sơ sinh không chịu bú bình khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng sợ con không được ăn uống đủ chất và không biết phải làm sao. Mẹ đừng lo lắng, dưới đây là một số cách để trẻ bú bình trở lại mẹ nên thử:

  • Cho trẻ bú bình khi trẻ cảm thấy thực sự đói và cần nạp năng lượng. Nếu trẻ ăn dặm, mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong bữa bởi như vậy sẽ khiến con thấy no và giảm bớt lượng sữa trong ngày.
  • Khi cho trẻ bú bình, mẹ hãy lựa chọn môi trường yên tĩnh và không tạo ra những yếu tố khiến trẻ mất tập trung.
  • Bắt đầu cho trẻ bú bình với sữa mẹ để trẻ quen với việc bú bình có sữa mẹ, sau đó mẹ có thể đổi qua sữa công thức.
  • Thay đổi núm vú bình sữa với loại núm mềm hơn. Có thể núm ti quá cứng sẽ khiến trẻ không thích hoặc khó bú.
  • Với bé bỏ bú do tiêu hóa kém, ba mẹ có thể sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho con. Điều này cũng giúp ổn định hệ khuẩn ruột, cải thiện các vấn đề rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi.. trẻ đang mắc phải. Sở hữu hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ khắc phục tình trạng chán ăn, biếng ăn và bỏ bú bình nhanh chóng.

Trẻ sơ sinh bỏ bú bình: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả

Bổ sung men probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hiện tượng trẻ sơ sinh bỏ bú bình không hiếm gặp, tuy nhiên mẹ vẫn có thể luyện cho trẻ bú trở lại khi đã phát hiện ra các nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú như trên. Duy trì sử dụng men vi sinh cho trẻ ít nhất 3 tháng để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể và từ đó cải thiện thói quen ăn uống, ngủ nghỉ tốt hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ