Bé mọc răng bỏ bú bình phải làm sao?

Trẻ mọc răng thường xảy ra tình trạng biếng ăn, nôn trớ, sốt, rối loạn tiêu hóa,… có thể khiến trẻ bị giảm cân, sức khỏe suy giảm. Bé mọc răng bỏ bú bình phải làm sao?

Nguyên nhân trẻ mọc răng không chịu bú bình

Khi mọc răng hầu hết enzyme trong cơ thể đều được tập trung để hỗ trợ cho răng bé có thể vượt qua lợi và nhô lên. Khi đó enzyme để tiêu hóa thức ăn bị thiếu hụt, thức ăn được tiêu hóa chậm và ít khiến trẻ trở nên biếng ăn, bỏ bú bình và bỏ bữa. Quá trình răng nhô lên cũng khiến lợi của bé đau nhức, ê buốt, khó chịu khi có bất kỳ thứ gì chạm vào. Núm vú bình lại cứng hơn so với núm vú mẹ khiến việc bú bình cũng khiến bé đau đớn, bỏ bú.

Bé mọc răng bỏ bú bình phải làm sao?

Khi bé mọc răng cơ thể tập trung enzyme hỗ trợ khiến trẻ bỏ bú, chán ăn

Thời điểm trẻ biếng ăn, bỏ bú do mọc răng thường bắt đầu từ tháng thứ 4 đến lúc trẻ được hơn 1 tuổi. Có bé mọc răng muộn hơn, khoảng 6 – 7 tháng mới bắt đầu mọc răng. Các thời kỳ mọc răng của bé được chia làm những giai đoạn sau đây:

  • 2 răng đầu: 4 – 8 tháng
  • Mọc thêm răng: 8 – 12 tháng
  • 6 – 8 răng: 9 – 13 tháng
  • Giai đoạn mọc 12 – 20 răng được gọi là thời kỳ mọc răng hoàn thiện

Đây chính là những giai đoạn “khủng hoảng” cho cả bé và bố mẹ vì mọc răng khiến trẻ lười bú mẹ, chậm lớn, sốt, rối loạn tiêu hóa,… khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng, sốt ruột. Tuy nhiên nếu cha mẹ biết cách chăm sóc con mọc răng, chủ động nắm bắt để xác định chính xác thời kỳ mọc răng của trẻ sẽ giảm bớt sự khó chịu cho bé, giảm nhẹ cơn đau lợi, giúp trẻ ăn ngoan hơn, không bỏ bú bình.

Bé mọc răng bỏ bú bình phải làm sao?

Để biết bé mọc răng bỏ bú bình phải làm sao trước hết mẹ cần nhận biết chính xác các dấu hiệu trẻ chuẩn bị mọc răng để có cách chăm sóc phù hợp

Nhận biết dấu hiệu sắp mọc răng ở trẻ

Bé mọc răng bỏ bú bình phải làm sao?

Bé sắp mọc răng có hiện tượng chảy nhiều dãi, biếng ăn, hay quấy khóc

Các dấu hiệu cho thấy bé sắp mọc răng gồm có:

  • Lợi viêm tấy, sưng đỏ, thậm chí có thể bị loét
  • Chảy nhiều dãi do tuyến nước bọt phải làm việc nhiều hơn để làm dịu cơn đau ở lợi
  • Trẻ bị rôm sảy, phát ban đỏ quanh cằm, rối loạn tiêu hóa do cơ thể phải tập trung năng lượng cho quá trình mọc răng
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, mút tay, khó chịu
  • Trẻ biếng ăn, sổ mũi, ho, sốt cao

Khi trẻ mọc răng bỏ bú bình mẹ phải làm sao?

Trẻ mọc răng không chịu bú bình là vấn đề khiến các bà mẹ luôn cảm thấy đau đầu, căng thẳng vì lo lắng. Lúc này mẹ cần bình tĩnh và áp dụng các phương pháp xử lý sau đây để trẻ bớt biếng ăn, bỏ bú:

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ: Sau khi bé ăn hoặc bú mẹ nên cho bé uống 1 chút nước ấm để tráng miệng, sau đó lấy 1 chiếc khăn gạc mềm nhúng vào nước sạch rồi lau sạch khoang miệng cho bé để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài cơ thể. Ngoài ra mẹ cũng cần chuẩn bị sắn một chiếc khăn mềm, giúp bé lau sạch dãi chảy ra. Mẹ cũng không nên cho bé ngậm núm vú cao su khi ngủ để ngăn ngừa hại khuẩn trên núm vú xâm nhập vào khoang miệng.
  • Xây dựng thực đơn phù hợp cho bé: Mẹ nên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, sử dụng thức ăn loãng, mềm để trẻ không phải nhai gây đau lợi. Nhu cầu canxi của bé trong giai đoạn mọc răng cũng tăng cao, mẹ cần chú ý bổ sung canxi cho bé bằng cách thường xuyên sử dụng thức ăn giàu canxi khi chế biến món ăn cho bé. Đồng thời mẹ cũng cần điều chỉnh thực đơn sao cho cân đối được dinh dưỡng, cung cấp đủ cho bé 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gồm có tinh bột, protein, chất béo, chất xơ. Để tránh mất nước do sốt và nôn trớ, tiêu chảy mẹ cũng cần thường xuyên cho bé bú, uống nước trái cây và nước lọc để bù nước. Không cho trẻ uống nước ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
  • Tạo tâm trạng thoải mái cho bé: Tình trạng đau nhức lợi khiến bé thường xuyên khó chịu, quấy khóc. Khi này mẹ cần an ủi, xoa dịu, giúp trẻ có tâm trạng thoải mái. Không nên ép bé ăn và dùng trái cây cho bé cắn thay thế cho các loại đồ chơi không đảm bảo vệ sinh lại có thể giúp trẻ bổ sung thêm dưỡng chất. Ngoài ra mẹ cũng có thể rửa tay thật sạch và massage lợi cho con để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Bé mọc răng bỏ bú bình phải làm sao?

Kết hợp bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng cường đề kháng cho bé

  • Cho uống men vi sinh dạng giọt cho trẻ sơ sinh: Uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột mạnh khỏe, cân bằng. Qua đó có thể kích thích hệ tiêu hóa tiết ra nhiều enzyme hơn, tăng cường khả năng tiêu hóa, cải thiện tình trạng biếng ăn, bỏ bú ở trẻ. Ngoài ra bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh cũng giúp tăng khả năng miễn dịch cho trẻ, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột cũng như sổ mũi, viêm đường hô hấp trên,… phổ biến ở trẻ trong độ tuổi mọc răng.

Hiện tượng bé mọc răng bỏ bú bình là hiện tượng sinh lý bình thường., mẹ không nên cảm thấy quá lo lắng. mẹ có thể giúp trẻ tăng cường tiêu hóa, ăn ngon miệng, không bỏ bú bằng cách uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường như nôn liên tục, tiêu chảy nghiêm trọng hay sốt quá cao thì mẹ cần đưa ngay đến trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ