Trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên có sao không?

Ở giai đoạn sơ sinh, một trong các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ khiến nhiều bố mẹ bối rối đó là nôn trớ. Vậy trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên có sao không? Cùng giúp mẹ tìm lời giải ở bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên có sao không?

Đầu tiên mẹ cần phân biệt 2 khái niệm nôn và trớ. Nôn là hiện tượng trẻ phun vọt thức ăn ra ngoài bằng lực co bóp của dạ dày kết hợp với cơ bụng. Trớ là tình trạng thức ăn của trẻ trào ra ngoài qua đường miệng với một lượng nhỏ. Nôn và trớ thường gặp do nhóm nguyên nhân và mức độ nguy hiểm khác nhau

Trớ là một hiện tượng sinh lý thường xảy ra ở trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn sơ sinh, một trong các chức năng cơ quan chưa hoàn thiện đó là thực quản. Cơ vòng thực quản đoạn giáp dạ dày chưa đóng chặt sau khi thức ăn vào dạ dày. Đây là một trong những nguyên nhân gây trớ sữa ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân khác có thể là phản xạ đóng cơ thắt của não hoạt động chưa ổn định, thể tích dạ dày trẻ còn nhỏ, trong khi bú 1 lần quá no, trẻ nằm sấp và chơi đùa sau khi ăn… cũng gây áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Trớ sữa do nguyên nhân sinh lý này sẽ hết muộn nhất khi trẻ 6 tháng tuổi.

Dù tình trạng này do nguyên nhân không nguy hiểm, nhưng mẹ cần chú ý không để sữa sặc vào đường hô hấp của trẻ. Mẹ nên nghiêng đầu trẻ sang 1 bên, cho trẻ ngồi dậy ngay khi xuất hiện trớ.

Trẻ sơ sinh nôn thường xuyên có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng

Khác với nguyên nhân sinh lý của trớ, nôn có thể là dấu hiệu bất thường. Khi đường tiêu hóa của trẻ bị một kích thích mạnh bên trong sẽ gây nôn. Đó có thể là do viêm niêm mạc đường tiêu hóa, tắc nghẽn trong đường ruột gây ứ trệ thức ăn và dịch tiêu hóa kích thích phản xạ nôn, phản ứng lại với chất gây dị ứng đường tiêu hóa…Tuy nhiên nôn do các nguyên nhân này lại thường thành một đợt. Nôn sẽ mất sau khi điều trị đúng nguyên nhân. Có một nguyên nhân được biết đến gây nôn thường xuyên ở trẻ sơ sinh đó là chít hẹp môn vị.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên có sao không?

  • Chít hẹp môn vị 

Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, được ví như 1 cái túi rỗng có 2 lỗ thông. Lỗ thông ở trên thông với thực quản đến miệng. Lỗ thông ở dưới gắn với tá tràng, đoạn nối này được gọi là môn vị. Môn vị được cấu tạo bởi van có chức năng đóng mở theo nhịp thức ăn. Ở trẻ em, trường hợp nhóm cơ co giãn của van môn vị  phì đại gây cản trở chức năng đóng mở, gọi là chít hẹp môn vị. Biểu hiện của bệnh lý này:

  • Trẻ thường xuất hiện triệu chứng trong vòng 3-5 tuần sau sinh
  • Nôn sau khi ăn là dấu hiệu điển hình nhất. Tình trạng nôn thường xuyên và nặng dần
  • Trẻ thường muốn được ăn sau khi nôn do cảm giác đói
  • Thức ăn xuống ít dẫn đến nhu động ruột giảm. Trẻ bị táo bón và không tăng cân, thậm chí giảm cân
  • Trẻ ra mồ hôi và khó chịu, quấy khóc sau khi bú xong

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên

Khi trẻ bị nôn thường xuyên với tần suất tăng dần, kèm theo các biểu hiện của hẹp môn vị ở trên, mẹ cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khác và tư vấn chữa trị kịp thời.

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ thường sẽ mất dần sau 1 tháng khi lực đóng mở cơ vòng thực quản dưới của trẻ mạnh dần. Mẹ có thể hạn chế mức độ thường xuyên của trớ bằng một số cách sau:

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên có sao không?

  • Cho trẻ bú với một lượng thích hợp cho trẻ. Mẹ chú ý lượng sữa mỗi lần trẻ bị trớ và giảm lượng vào lần tiếp theo. Thay vì cho ăn no, mẹ hãy chia nhỏ bữa hơn với lượng ít hơn mỗi lần.
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần trẻ bú. Trẻ có thể nuốt khí vào qua khe hở miệng lúc ngậm núm vú, hoặc cười, khóc khi đang ăn. Lượng khí vào làm dạ dày trở nên bị căng hơn, gây phản ứng co bóp đẩy ra để giảm áp lực. Điều này có thể làm sữa bị đẩy ra. Chủ động vỗ ợ hơi cho trẻ ngay sau ăn sẽ hạn chế được tình trạng này.

Bổ sung men vi sinh giúp trẻ có một hệ tiêu hóa ổn định và khỏe mạnh hơn

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên có sao không?

Sản phẩm men vi sinh đặc chế cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ Anh Quốc

Các nguyên nhân gây nôn trớ thường xuyên như đã đề cập ở trên đều là vấn đề về vật lý của các cơ quan. Tuy nhiên rất nhiều nguyên nhân khác gây nôn trớ từng đợt của trẻ là do vấn đề hệ vi sinh đường ruột. Bao gồm viêm dạ dày ruột, viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non… Bổ sung một số chủng lợi khuẩn probiotic được chứng minh hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị trong các trường hợp này. Các chủng được khuyến cáo nhiều nhất đem lại lợi ích đó là L.Rhamnosus, L.reuteri.

Hy vọng bài viết giúp mẹ có một thái độ và cách xử lý đúng đắn với tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớChúc bé của mẹ sớm cải thiện được tình trạng này!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ