Trẻ trớ xong có đói không? Mẹ có nên cho bé ăn lại ngay không?

Nôn trớ là hiện tượng không hiếm gặp với đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết trẻ trớ xong có đói không? Mẹ có nên cho bé ăn lại ngay không? Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này để bổ sung dinh dưỡng kịp thời, đúng cách cho bé.

Trẻ trớ xong có đói không? Mẹ có nên cho bé ăn lại ngay không?

Trớ sữa là hiện tượng trẻ bị trào một ít sữa ra miệng sau mỗi cữ bú hay trước cữ bú tiếp theo mà không có sự co thắt cơ bụng. Vậy trẻ trớ xong có đói không? Thông thường nếu trẻ chỉ bị trớ một chút sữa ra ngoài thì lượng thức ăn vẫn được đảm bảo, hấp thu như bình thường, mẹ nên cho con ăn khi tới cữ bú tiếp theo. Nếu trẻ nôn trớ nhiều, ọc hết phần sữa đã ăn thì việc bổ sung dinh dưỡng cho con sau đó là điều cần thiết để tránh tình trạng thiếu hụt các vi chất, cơ thể bị thiếu nước.

Trẻ trớ xong có đói không? Mẹ có nên cho bé ăn lại ngay không?

Mẹ nên đợi cho tới khi trẻ bình tĩnh và cho con bú để bù lại dinh dưỡng thiếu hụt sau nôn trớ

Mẹ có nên cho bé ăn lại ngay sau khi nôn trớ không? Mẹ nên cho trẻ bú lại, tuy nhiên không nên cho trẻ bú ngay sau khi vừa ọc sữa. Nguyên nhân là bởi hệ tiêu hóa của con lúc này còn yếu, không thể dung nạp thức ăn. Cho trẻ ăn còn có thể kích thích bé sơ sinh bị trớ sữa, ọc sữa nhiều hơn. Nguy hiểm hơn là rơi vào đường thở, khiến trẻ bị tắc nghẽn hô hấp và đe dọa tính mạng của con.

Vì vậy, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng của bé, cho trẻ uống 2-3 ngụm nước nhỏ để làm sạch khoang miệng và đợi khoảng 30-60 phút mới nên cho con bú lại.

Một số biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng trớ sữa ở trẻ

Để phòng ngừa trớ sữa, ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể áp dụng ngay những biện pháp sau đây:

  • Cho trẻ bú đúng cách, để núm vú đúng khớp bú của trẻ. Không nên cho trẻ bú khi nằm mà mẹ hãy bế bé với tư thế đầu vai hơi cao, tránh gập cổ khi cho bé bú.
  • Trường hợp mẹ cho con dùng bình sữa thì cần chọn bình sữa đúng chuẩn, pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lựa chọn bình sữa có lỗ núm vú phù hợp, tránh trường hợp chọn núm vú quá nhỏ khiến trẻ phải gắng sức khi bú.

Trẻ trớ xong có đói không? Mẹ có nên cho bé ăn lại ngay không?

Chú ý lựa chọn bình sữa với núm ti phù hợp với độ tuổi của bé

  • Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi con bú. Tay mẹ đặt một tay ở cổ, một tay ở phần mông, đặt bé lên vai và vỗ ợ hơi cho tới khi nghe thấy tiếng ợ. Ợ hơi sau khi bú sẽ đẩy khí dư thừa trong dạ dày ra bên ngoài và giảm nguy cơ bé bị nôn trớ.
  • Không lắc lư, chủ động chơi đùa với trẻ sau khi con bú. Bố mẹ cần bế đứng bé khoảng 20-30 phút rồi sau đó mới đặt bé nằm.
  • Không cho con bú quá nhiều sữa một lần mà hãy chia nhỏ các cữ bú của con, cho bé bú với lượng vừa phải.
  • Lót thêm khăn dưới đệm, nâng cao đầu cũi hoặc nôi của trẻ với khăn nệm bên dưới để hạn chế tình trạng trớ sữa tối đa.
  • Bổ sung thêm men lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả, tăng cường trao đổi chất cũng như ổn định sức khỏe đường ruột cho trẻ, phòng tránh tính trạng đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ của bé. Mẹ hãy duy trì cho con dùng men vi sinh cũng giúp hỗ trợ cải thiện khả năng tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên của bé.

Trẻ trớ xong có đói không? Mẹ có nên cho bé ăn lại ngay không?

Tăng cường men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ nôn trớ, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu tình trạng trẻ trớ xong có đói không và mẹ có nên cho bé ăn lại ngay không rồi. Hãy thực hiện các mẹo giảm nôn trớ cho trẻ đơn giản, hiệu quả như trên để giúp bé khắc phục tình trạng trớ sữa sau ăn nhanh chóng, để bé được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển toàn diện.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ