Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đi ngoài, xử lý thế nào cho đúng?

Trẻ bị đi ngoài nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng và nguy hiểm tính mạng. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài và cần sử dụng phương pháp điều trị thích hợp mới mang lại hiệu quả nhanh chóng, kịp thời, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đi ngoài, xử lý thế nào cho đúng?

Nguyên nhân khiến bé nhiễm vi khuẩn bị đi ngoài

Các vi sinh vật gây bệnh sống ký sinh trong thức ăn, nguồn nước ô nhiễm, vật dụng và các bề mặt trong không gian sinh hoạt của chúng ta. Khi trẻ tiếp xúc với các bề mặt, vật dụng, sử dụng nước uống và thực phẩm vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể, làm trẻ bị đi ngoài.

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đi ngoài có các triệu chứng điển hình gồm: Đi ngoài nhiều lần, trẻ nôn trớ, mệt mỏi, sốt, mất nước,… Khi bị đi ngoài do nhiễm khuẩn không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn toàn thân hoặc thậm chí bị tử vong.

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đi ngoài, xử lý thế nào cho đúng?

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đi ngoài do ăn thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh, tiếp xúc với vật dụng, bề mặt vi khuẩn đang sinh sống

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm khuẩn gồm có:

  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị hại khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, sởi, quai bị, thủy đậu cũng dễ bị đi ngoài hơn.
  • Trẻ mút tay, ngậm đồ chơi, sử dụng đồ dùng, chơi với vật nuôi, cây cối nhưng chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh.
  • Trẻ tiếp xúc với đồ dùng, chất thải của người bị đi ngoài.
  • Thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, quá trình chế biến không đảm bảo VSATTP, không tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi.
  • Trẻ sống ở nơi có dịch tiêu chảy, chất thải không được xử lý đúng cách.
  • Bình sữa, núm vú của mẹ, vật dụng cá nhân của bé không được vệ sinh sạch sẽ.

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đi ngoài, xử lý thế nào cho đúng?

Để áp dụng đúng phương pháp cải thiện, điều trị tình trạng trẻ bị đi ngoài do nhiễm khuẩn cha mẹ cần xác định chính xác trẻ có bị đi ngoài nhiễm khuẩn hay không. Vì thế chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các triệu chứng cho thấy bé bị đi ngoài do nhiễm khuẩn trước khi tìm hiểu các phương pháp điều trị.

Triệu chứng trẻ bị đi ngoài do nhiễm vi khuẩn

Tùy từng tác nhân gây bệnh mà triệu chứng trẻ bị đi ngoài do nhiễm khuẩn sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đi ngoài do mắc bệnh tả: Khi nhiễm khuẩn tả các triệu chứng sẽ nhanh chóng xuất hiện trong 24h. Trẻ đi ngoài nhiều, liên tục, phân toàn nước, có thể bị nôn mửa nhưng không bị sốt, không bị đau quặn bụng.
  • Đi ngoài do bị kiết lỵ: Bụng đau quặn từng cơn, đi ngoài nhiều lần, mót rặn, sốt cao, phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy.
  • Đi ngoài do nhiễm khuẩn tụ cầu: Trẻ bị buồn nôn và bị nôn, không sốt, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng có nhiều nước.
  • Đi ngoài do nhiễm khuẩn Salmonella: Trẻ đi ngoài, đau bụng, sốt cao, nôn.
  • Đi ngoài do nhiễm khuẩn E.coli: Khi nhiễm khuẩn E.coli trẻ có thể bị đi ngoài do E.coli tiết độc tố trong đường ruột (ETEC) trẻ sẽ chỉ bị đi ngoài phân lỏng, không sốt, phân không có máu hay dịch nhầy, sé tự khỏi sau vài ngày. Trẻ cũng có thể bị E.coli gây bệnh đường ruột (EIEC, EPEC, EHEC) và bị đi ngoài phân lỏng, bụng đau quặn, hay mót rặn, sốt, phân có thể lẫn máu và dịch nhầy.

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đi ngoài, xử lý thế nào cho đúng?

Mỗi loại vi khuẩn sẽ khiến trẻ bị đi ngoài với những triệu chứng khác nhau, cha mẹ cần chú ý theo dõi để nhận biết chính xác và giúp bé được điều trị đúng cách

Điều trị nhiễm khuẩn đi ngoài cho trẻ

Trẻ bị đi ngoài kéo dài sẽ gây mệt mỏi, mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng, rối loạn tiêu hóa kéo dài, chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, trí tuệ chậm phát triển. Mất nước và rối loạn điện giải có thể gây suy kiệt, tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Khi nhận tháy trẻ có dấu hiệu bị đi ngoài cha mẹ cần chú ý theo dõi diễn biến bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phương pháp cải thiện nhiễm khuẩn đi ngoài cho trẻ gồm có:

  • Nguyên tắc điều trị: Sử dụng kháng sinh tiêu diệt hại khuẩn gây bệnh kết hợp điều trị các triệu chứng như mất nước, buồn nôn, sốt, cơ thể suy nhược,…
  • Bù nước và chất điện giải: Trẻ bị mất nước nhẹ có thể bù nước bằng cách cho uống nhiều nước hơn bình thường. Trẻ có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi, nước gạo rang, nước cháo loãng pha 1 chút muối. Trường hợp mất nước nhiều hơn mẹ có thể cho bé uống dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải Tuyệt đối không cho trẻ uống nước đóng chai, nước ngọt có gas, đồ uống nhiều đường,… có thể khiến tình trạng đi ngoài nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng kháng sinh: Cha mẹ chỉ được cho bé dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị bệnh tả, lỵ trực trùng Shigella, trẻ bị nhiễm khuẩn Campylobacter.
  • Bên cạnh kháng sinh bác sĩ cũng thường kê đơn thuốc hỗ trợ gồm thuốc hạ sốt, kẽm, vitamin A, men vi sinh bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa. Lưu ý chọn loại men vi sinh chính hãng, được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành để được đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đi ngoài, xử lý thế nào cho đúng?

Kết hợp dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đi ngoài có thể phòng bệnh dễ dàng bằng cách sử dụng thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, bổ sung vitamin A đúng lịch và tiêm phòng đầy đủ. Ngoài ra cha mẹ cũng có thể cho con uống men vi sinh giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, tăng cường tiêu hóa.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ