Trẻ đi tướt 1 tuần chưa khỏi phải làm sao?

Đi tướt là một trong những biểu hiện mà đa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ gặp phải khi con bắt đầu mọc răng. Tùy vào sức đề kháng của mỗi trẻ mà thời gian đi tướt sẽ khác nhau, tuy nhiên khi mẹ thấy trẻ đi tướt 1 tuần chưa khỏi phải làm sao? Hãy tham khảo thêm thông tin trong bài sau để có hướng giải quyết hiệu quả.

Đi tướt mọc răng là hiện tượng gì? Nguyên nhân do đâu?

Đi tướt là tình trạng hầu hết trẻ sẽ gặp phải khi bắt đầu mọc răng. Tần suất đi ngoài của trẻ sẽ khoảng từ 2-3 lần/ngày với bé có cơ địa tốt, và khoảng 5-7 lần/ngày với trẻ có cơ địa yếu hơn.

Trẻ đi tướt 1 tuần chưa khỏi phải làm sao?

Trẻ bị đi tướt là hiện tượng bình thường, đánh dấu mốc phát triển mới của con

Nhiều bố mẹ khi thấy con bị đi tướt rất lo lắng và muốn cho con dùng thuốc để cải thiện, tuy nhiên đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể, sẽ tự khỏi khi được bố mẹ chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng hơn. Trẻ bị đi tướt có thể do 2 nguyên nhân chính bao gồm:

  • Trong quá trình răng mọc và bắt đầu trồi lên, lượng nước bọt của trẻ tiết ra sẽ nhiều hơn, khiến cho con nuốt nhiều nước bọt hơn. Enzyme có trong nước bọt sẽ làm xáo trộn sự cân bằng trong dạ dày và gây ra tình trạng đi ngoài.
  • Mầm răng nhú lên làm cho lợi trẻ bị ngứa ngáy, sưng, rất khó chịu. Khi đó trẻ sẽ có xu hướng cầm đồ chơi để nhai, cắn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công hệ miễn dịch của con, khiến con bị đi tướt.

Trẻ đi tướt 1 tuần chưa khỏi phải làm sao?

Trẻ đi tướt 1 tuần chưa khỏi phải làm sao?

Trẻ bị đi tướt 1 tuần vẫn ăn ngủ, sinh hoạt tốt thì bố mẹ không nên quá lo lắng

Thông thường thời gian đi tướt của trẻ sẽ rơi vào khoảng 1-2 ngày trước và sau khi răng nhú lên, thường không kéo dài quá 4 ngày. Mẹ thấy trẻ đi tướt 1 tuần chưa khỏi phải làm sao? Cần phân biệt được tình trạng trẻ đi tướt mọc răng và tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, bởi cả 2 hiện tượng này đều có dấu hiệu chung là đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Bố mẹ có thể căn cứ vào các đặc điểm phân biệt sau đây:

  • Tình trạng phân: Trẻ đi tướt mọc răng thường đi phân có màu xanh vàng hoa cà hoa cải, phân không có bọt, có mùi chua, có thể lẫn chút máu hoặc không. Với trẻ bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường ruột, phân thường ở dạng lỏng, mùi tanh, chua, sủi bọt, có nhầy.
  • Biểu hiện của trẻ: Khi đi tướt mọc răng, trẻ thường kèm theo dấu hiệu như chảy nước dãi, sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, con chơi đùa, sinh hoạt bình thường. Trong khi trẻ bị tiêu chảy sẽ mệt mỏi, mất nước, bỏ ăn bỏ bú, quấy khóc nhiều..
  • Thời gian: Trẻ bị đi tướt 1 tuần có phải tiêu chảy không? Trẻ bị đi tướt mọc răng thường không quá 4 ngày, tuy nhiên với trường hợp tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa hay nhiễm khuẩn đường ruột, thời gian bị tiêu chảy có thể kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn.

Bố mẹ hãy quan sát các dấu hiệu trên để nhận biết con bị đi tướt mọc răng hay do tiêu chảy nhiễm khuẩn. Nếu thấy dấu hiệu bé đi tướt mọc răng nhưng thời gian lại bị 1 tuần, trẻ vẫn ăn uống hoạt động tốt thì không cần lo lắng, bố mẹ hãy bổ sung lợi khuẩn cho trẻ với men vi sinh để hệ tiêu hóa của con ổn định trở lại, sớm chấm dứt đi tướt.

Gợi ý thực phẩm trẻ nên ăn và nên kiêng khi bị đi tướt

Thực phẩm gợi ý trẻ bị đi tướt nên ăn

Với những trẻ bị đi tướt đã bắt đầu ăn dặm, mẹ cần tăng cường cho con uống nước với các thức uống chứa điện giải để giúp bé thoải mái hơn. Bổ sung nhiều thực phẩm có tác dụng khiến phân cứng, đóng khuôn nhanh như chuối, bánh mì, khoai tây, cà rốt.. thêm vào bữa ăn thực phẩm giàu protein, canxi như thịt lợn, thịt bò.. Một số loại rau nên cho trẻ ăn nhiều bao gồm bông cải xanh, cải chíp, rau bina.. để con được bổ sung đủ dưỡng chất ngay cả khi đang bị đi tướt kéo dài.

Trong thời gian trẻ bị đi tướt, việc bổ sung lợi khuẩn là rất cần thiết để giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, cân bằng hệ khuẩn ruột nhanh chóng. Bố mẹ nên mua probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được điều chế dạng nhỏ giọt tiện lợi, được sự cấp phép lưu hành từ Bộ Y Tế và duy trì cho trẻ sử dụng đều đặn mỗi ngày.

Trẻ đi tướt 1 tuần chưa khỏi phải làm sao?

Tăng cường lợi khuẩn với men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ đi tướt

Thực phẩm trẻ bị đi tướt nên kiêng

Trẻ bị đi tướt nên kiêng ăn các thực phẩm sau để không khiến tình trạng trầm trọng hơn:

  • Các sản phẩm bơ sữa, chế phẩm từ sữa trừ sữa mẹ và sữa chua.
  • Những thực phẩm chứa lượng chất xơ lớn.
  • Hải sản tanh như cá, cua, tôm, ốc.
  • Bánh kẹo, đồ ngọt, đồ uống có gas, thức ăn chế biến sẵn hoặc có nhiều dầu mỡ.

Trẻ đi tướt 1 tuần cần được chăm sóc cẩn thận về chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ và sinh hoạt khoa học để mau khỏi. Nếu tình trạng đi tướt của con không có tiến triển hoặc kèm thêm các biểu hiện bất thường thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được khám sớm.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ