Bé mắc chân tay miệng cần đi khám không? Chăm sóc cần lưu ý gì?

Bệnh chân tay miệng là bệnh lý lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch, có nguy cơ cao mắc phải ở trẻ nhỏ. Vậy khi bé mắc chân tay miệng cần đi khám không? Bố mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để biết khi chăm sóc trẻ cần lưu ý gì?

Các cấp độ của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là bệnh lý do virus gây ra, có khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người và dễ bị bùng phát thành dịch bệnh nếu không có biện pháp phòng tránh và kiểm soát kịp thời. Triệu chứng điển hình của bệnh là xuất hiện các nốt mụn nước tại niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em nhưng hay gặp ở bé dưới 5 tuổi và nguy cơ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong cao với trẻ dưới 3 tuổi. Vậy khi trẻ bị bệnh chân tay miệng cần đi khám không?

Bé mắc chân tay miệng cần đi khám không? Chăm sóc cần lưu ý gì?

Nắm rõ các cấp độ của bệnh chân tay miệng giúp bố mẹ biết cách phản ứng kịp thời với trẻ bị bệnh

Trước hết bố mẹ cần nắm rõ các cấp độ của bệnh chân tay miệng ở trẻ, gồm có:

  • Cấp độ 1: Bệnh diễn biến ở mức độ nhẹ, có thể được chữa khỏi hoàn toàn qua chăm sóc và điều trị tại nhà.
  • Cấp độ 2: Bệnh gây ra các tổn thương nặng hơn với triệu chứng liên quan tới thần kinh và tim mạch.
  • Cấp độ 3: Bệnh gây biến chứng nặng về thần kinh, hệ tim mạch và hệ hô hấp.
  • Cấp độ 4: Bệnh gây ra các triệu chứng sốc.

Bé mắc chân tay miệng cần đi khám không?

Thông thường, bệnh chân tay miệng sẽ tự động khỏi sau từ 7-10 ngày, vậy bé mắc chân tay miệng cần đi khám không? Ở giai đoạn đầu, bệnh chân tay miệng dễ bị gây nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa của trẻ, do đó bố mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ mắc bệnh này mà cần đưa con đi khám sớm để được tư vấn cách điều trị chính xác, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Một số biến chứng do bệnh tay chân miệng gây ra gồm có viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi hay thậm chí là tử vong.

Bé mắc chân tay miệng cần đi khám không? Chăm sóc cần lưu ý gì?

Cần sớm đưa con đi khám khi bé mắc bệnh chân tay miệng để được hướng dẫn điều trị đúng cách

Hầu hết các trường hợp bệnh chân tay miệng cấp độ 1 có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại các cơ sở y tế, tuy nhiên bố mẹ cần cho con nhập viện ngay khi bé có các dấu hiệu nặng như:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C
  • Trẻ sốt trên 3 ngày.
  • Trẻ nôn ói nhiều.
  • Trẻ ngủ gà gật.
  • Bạch cầu máu lớn hơn 17.000/mm3.

Khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng cần lưu ý gì?

Chăm sóc và hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp ngăn ngừ lây lan bệnh và kiểm soát bệnh cho trẻ tốt hơn. Khi chăm sóc trẻ chân tay miệng tại nhà, bố mẹ cần lưu ý một số điều như sau đây:

  • Thực hiện cách ly theo con đường tiếp xúc, tránh cho trẻ ra ngoài để lây nhiễm cho các trẻ khỏe mạnh khác.
  • Phối hợp sử dụng thuốc điều trị triệu chứng hay thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng mỗi lần chăm sóc trẻ.
  • Vệ sinh miệng và bôi thuốc trong khoang miện cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, dạng lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, sữa, chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
  • Giữ vệ sinh làn da sạch sẽ, sử dụng xanh-methylen chấm lên nốt phỏng nước.
  • Cho trẻ mặc quần áo với vải mềm, rộng rãi và thấm hút mồ hôi.
  • Thay quần áo và tắm rửa cho trẻ hàng ngày với nước ấm.

Nhằm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và bổ sung dinh dưỡng hiệu quả, với những bé có biểu hiện biếng ăn sau bệnh, bố mẹ nên kết hợp dùng thêm sản phẩm men vi sinh cung cấp probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc bổ sung thêm lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hoá, hỗ trợ tăng đề kháng, tạo tiền đề giúp bé ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn để bé mau hồi phục.

Bé mắc chân tay miệng cần đi khám không? Chăm sóc cần lưu ý gì?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc.

Giờ thì mẹ đã rõ trẻ mắc bệnh chân tay miệng cần đi khám không rồi. Bố mẹ hãy luôn theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé để chăm sóc con đúng cách, kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm khiến cho bệnh trở nặng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ