Trẻ đi ngoài phân sống có mùi tanh xử lý làm sao?

Đi ngoài có mùi tanh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Ba mẹ cần nhận biết đúng nguyên nhân để có phương pháp xử lý và điều trị phù hợp cho con mình. Vậy, trẻ đi ngoài phân sống có mùi tanh xử lý làm sao?

Nguyên nhân trẻ đi ngoài phân sống là gì?

Trẻ đi ngoài phân sống có mùi tanh xử lý làm sao?

Nguyên nhân trẻ đi ngoài phân sống là gì?

Do cơ thể kém hấp thu

Kém hấp thu là tình trạng cơ thể trẻ không hấp thu đủ chất dinh dưỡng từ những thực phẩm bé đã ăn. Nguyên nhân trẻ kém hấp thu dinh dưỡng có thể xuất phát từ tổn thương, nhiễm trùng đường ruột hoặc do bệnh tật ngăn cản đường ruột hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Do chế độ ăn uống

Ngộ độc thực phẩm do ăn uống mất vệ sinh, ăn những loại thực phẩm tươi sống, nhiễm khuẩn như E.coli, virus hoặc ký sinh trùng làm gia tăng lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột. Sự bùng phát này gây tổn thương niêm mạc ruột, thậm chí là nhiễm trùng gây nên tình trạng đi ngoài có mùi tanh.

Do dùng thuốc không đúng chỉ định

Một số loại thuốc có thể gây hại cho đường tiêu hóa và gây tiêu chảy, khiến phân có mùi tanh. Đặc biệt nếu mẹ cho bé dùng kháng sinh không đúng chỉ định sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, gây rối loạn đại tiện.

Trẻ đi ngoài phân sống có mùi tanh xử lý làm sao?

Thiết lập cho bé chế độ ăn hợp lý

Trẻ đi ngoài phân sống có mùi tanh xử lý làm sao?

Thiết lập cho bé chế độ ăn hợp lý

Khi con bị đi ngoài phân sống có mùi tanh, mẹ cần thiết lập cho bé chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn: mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của mình cho hợp lý, hạn chế những thức ăn dầu mỡ, ăn nhiều rau xanh để đảm bảo chất lượng sữa mà trẻ bú.
  • Với trẻ sử dụng sữa công thức: các mẹ cần lựa chọn loại sữa phù hợp hơn để tránh tình trạng khó tiêu, phân sống ở trẻ.
  • Với trẻ bắt đầu ăn dặm: nên áp dụng ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Khẩu phần ăn của bé cần có đầy đủ các nhóm chất: carbohydrate, lipid, protein, vitamin, khoáng chất. Các mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu, tránh tình trạng ép con ăn.

Ngoài ra, cha mẹ tạm thời không cho trẻ ăn tôm, cua, các loại hải sản khác khi đang gặp phải tình trạng phân sống bởi các thực phẩm này làm cũng khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, đây là những thực phẩm có khả năng kích ứng đường tiêu hóa cao, không thích hợp khi trẻ đang gặp phải tình trạng phân sống, trẻ bị tiêu chảy.

Không ăn quá nhiều trong một bữa, nên tạo cho bé thói quen ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa nên từ 3-4 tiếng. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh tình trạng đầy trướng bụng. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết đã cho ăn bữa tiếp theo.

Sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Các mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và xác định tình trạng nhiễm khuẩn của bé. Nếu cần thiết, bé sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Các mẹ tuyệt đối không tự ý cho con mình sử dụng kháng sinh khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho con

Trẻ đi ngoài phân sống có mùi tanh xử lý làm sao?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho con

Sử dụng men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé là lựa chọn được nhiều ba mẹ tin dùng hiện nay.

Bổ sung lợi khuẩn cho bé từ men vi sinh là giải pháp giúp nhanh chóng thiết lập cân bằng hệ vi sinh, tránh thiếu hụt lợi khuẩn, giảm nhanh tình trạng đi ngoài phân sống có mùi tanh cho trẻ. Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn nhằm cung cấp cho bé một hệ vi sinh khỏe mạnh, tiêu hóa tốt thức ăn. Khi có đủ lợi khuẩn để tiêu hóa thức ăn, hấp thu tốt, mẹ không còn lo bé bị thiếu dinh dưỡng, chậm lớn.

Trường hợp nặng cần đi gặp bác sĩ

Trẻ đi ngoài phân sống có mùi tanh xử lý làm sao?

Trường hợp nặng cần đi gặp bác sĩ

Có nhiều bé đi ngoài phân sống mãi không khỏi kèm theo một số triệu chứng sau thì bạn nên cho con đi thăm khám ngay:

  • Bé đi ngoài phân sống kéo dài liên tục trong khoảng 3 tháng đầu đời và chậm tăng cân.
  • Trẻ đi ngoài liên tục từ 4-5 lần trong một ngày và trong phân có nhiều nước. Trong trường hợp này có thể là trẻ đã bị tiêu chảy.
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng tới 10 lần.
  • Bé đi ngoài phân sống kèm theo hiện tượng biếng ăn, mệt mỏi.
  • Trẻ đi ngoài ra phân sống kèm theo hiện tượng sốt và nôn ói.

Hi vọng qua bài viết ba mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như cách chăm sóc bé đúng cách khi con đi ngoài phân sống. Chúc ba mẹ sớm thực hiện thành công giúp bé tiêu hóa tốt và khỏe mạnh!

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ