Trẻ bị táo bón ra máu phải làm thế nào?

Táo bón là một trong những vấn đề hệ tiêu hóa hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với các dấu hiệu dễ nhận biết như tần suất đi ngoài của con giảm, trẻ đau bụng, mệt mỏi, phân cứng vón cục.. Tuy nhiên khi thấy trẻ bị táo bón ra máu bố mẹ phải làm thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu kỹ hơn về cách khắc phục cho bé đi ngoài ra máu!

Trẻ dễ bị mắc táo bón ở lứa tuổi nào?

Trên thực tế, trẻ nhỏ ở lứa tuổi nào cũng có thể bị táo bón. Tuy nhiên ở một số giai đoạn bé dễ bị táo bón hơn cả, đó là:

  • Táo bón khi bắt đầu ăn dặm: Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ nhỏ bị táo bón khi chưa quen với các loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước cũng có thể làm cho con bị táo bón.

Trẻ bị táo bón ra máu phải làm thế nào?

Trẻ hay bị táo bón khi bước vào giai đoạn bắt đầu ăn dặm

  • Táo bón ở độ tuổi đi học: Khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, tới lớp học.. là môi trường mới xa lạ nên bé có thể sợ không muốn đi đại tiện, sau vài lần như vậy thì đại tràng giãn to, phân phải tích tụ nhiều hơn mới gây phản xạ đi ngoài. Trẻ đi ngoài phân thường cứng, khô, to.
  • Chuyển chế độ ăn: Trẻ chuyển chế độ ăn, ví dụ như mẹ đi làm nên bé phải bú sữa công thức, ăn từ bột sang cháo.. cũng làm cho con bị táo bón.
  • Thời kỳ trẻ tập ngồi bồn cầu: Nếu trẻ chưa sẵn sàng đi đại tiện, chưa muốn ngồi bồn cầu, bé cũng có thể nhịn đi và gây ra táo bón. Càng nhịn đi ngoài trẻ sẽ càng khó đi vệ sinh, trẻ có xu hướng nhịn và làm cho táo bón nặng hơn.

Trẻ bị táo bón ra máu phải làm thế nào?

Mặc dù táo bón là bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ nhưng vẫn khiến nhiều bố mẹ lo lắng khi thấy con khó đi ngoài, đặc biệt khi thấy trẻ bị táo bón ra máu. Để giúp trẻ đi ngoài đều đặn, dễ dàng thì khối lượng phân phải đủ lớn mới kích thích bóng trực tràng gây cảm giác muốn đi ngoài và phân phải đủ mềm để đi ngoài không làm trẻ bị đau, không chảy máu. Nhu động ruột cũng cần hoạt động đủ mạnh để tống chất thải xuống và tống ra bên ngoài.

Trẻ bị táo bón ra máu phải làm thế nào?

Tăng cường thêm chất xơ trong chế độ ăn của trẻ để giúp làm mềm phân, hỗ trợ đi ngoài nhanh chóng

Bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón như sau đây:

  • Tăng chất xơ trong khẩu phần ăn: Để khối phân đủ lớn, bố mẹ cần tăng thêm chất xơ trong khẩu phần ăn của bé. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và tăng lượng rau xanh, trái cây tươi trong mỗi bữa ăn lên.
  • Cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn: Thực phẩm sử dụng cho trẻ phải cân đối về thành phần, bởi một số loại khi dư thừa sẽ gây táo bón như thực phẩm giàu đạm, chất béo, nhiều canxi, sắt.. Chú ý bổ sung cho trẻ nhiều nước để giúp làm mềm phân hiệu quả và nhanh chóng hơn.
  • Tăng cường vận động: Nhu động ruột liên quan nhiều tới sự vận động của trẻ. Trẻ bị táo bón ra máu nên vận động nhiều hơn, chạy nhảy thường xuyên hơn. Những trẻ béo phì thường lười vận động vì mau mệt, thích ăn ngọt, ăn thịt, cơm mà ít ăn rau nên dễ bị táo bón hơn bình thường.
  • Bổ sung men vi sinh cho bé tiêu hóa kém bị táo bón: Sử dụng thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cách hữu hiệu giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tạo tiền đề giúp cải thiện tình trạng táo bón do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột rất tốt. Việc bổ sung thêm hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột sẽ giúp ổn định và cân bằng hệ vi sinh, từ đó giảm dấu hiệu khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, khó đi ngoài… mà trẻ đang gặp phải. Đồng thời, việc kết hợp dùng thêm men vi sinh cũng có tác dụng giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con.

Trẻ bị táo bón ra máu phải làm thế nào?

Men lợi khuẩn chuyên biệt của Anh Quốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ.

Một số mẹ sử dụng thuốc làm mềm phân và bơm hậu môn để tạo phản xạ đi ngoài đều đặn, tuy nhiên thuốc nhuận tràng dùng lâu bị giảm tác dụng, cần tăng liều và có thể gây chướng bụng do bị vi khuẩn trong đại tràng lên men, vì vậy đây cũng không phải giải pháp cơ bản và lâu dài. Thay vào đó, bố mẹ hãy áp dụng những biện pháp trên để giúp trẻ cải thiện vấn đề trẻ bị táo bón ra máu hiệu quả hơn.

Với những bé đi ngoài ra máu kéo dài không khỏi, con xuất hiện những biểu hiện bất thường như mệt mỏi, bỏ ăn, sốt,… các mẹ nên sớm đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ