Thực tế trong những năm đầu đời, các bé thường dễ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, phân sống, tiêu chảy, táo bón,… khiến nhiều mẹ lo lắng. Cũng bởi lúc này, hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch còn non yếu. Vậy, khi trẻ bị bệnh tiêu hoá, ba mẹ phải làm sao?
Những bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ, mẹ cần lưu ý!
Những bệnh đường tiêu hóa trẻ nhỏ thường gặp phải mẹ cần lưu ý
Theo các chuyên gia, dưới đây là những bệnh về đường tiêu hóa trẻ thường gặp nhất:
Đầy hơi: Những thói quen ăn uống không lành mạnh khiến bé thường bị đầy hơi, khó tiêu. Nguyên nhân do thói quen ăn nhanh, uống các loại nước ngọt có ga. Tình trạng này khiến trẻ sẽ cảm thấy bụng đau khó chịu, ăn uống kém đi.
Trẻ nhỏ bị táo bón: Táo bón là đi đại tiện khó khăn hoặc khối phân to, khô cứng và ít hơn ba lần một tuần. Nguyên nhân là do bé không được cung cấp đầy đủ chất xơ, không uống đủ nước. Táo bón có thể gây khó chịu, mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn và hoạt động của trẻ.
Tiêu chảy: Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài ra phân lỏng vài lần trong ngày. Nguyên nhân tiêu chảy là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, và cơ thể của bé sẽ mất nhiều nước. Bệnh tiêu chảy nếu không có cách xử lý phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé.
Trẻ bị bệnh tiêu hoá – ba mẹ phải làm sao?
Chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bé
Chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bé
Khi con chẳng may mắc các bệnh tiêu hóa, mẹ cần chú ý hơn đến chế độ ăn của con như sau:
Ăn chín, uống sôi: Bố mẹ hãy cho bé ăn những món đã được nấu chín kỹ, tránh ăn thực phẩm còn sống, tái, dễ nhiễm ký sinh trùng.
Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm nhiều chất béo, đạm gây khó tiêu hóa.
Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ trong ngày, tránh nhồi nhét trong một bữa hoặc bữa ăn quá gần nhau khiến bé khó tiêu hóa và hấp thu.
Nên ăn nhiều rau củ quả tươi để bổ sung chất xơ, sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Chú ý giữ vệ sinh thân thể tốt cho bé
Chú ý giữ vệ sinh thân thể tốt cho bé
Cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh môi trường sống hằng ngày để hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện bệnh tiêu hóa cho bé. Theo đó cần:
Tránh cho bé ngậm, mút tay và đưa các đồ chơi không sạch vào miệng.
Rửa tay cho bé với xà phòng thường xuyên hoặc sau khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú cưng, đi vệ sinh…
Vệ sinh đồ chơi cho trẻ nhỏ khoảng 2 lần/tuần.
Người lớn hay tiếp xúc với trẻ thì giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là nên rửa tay khi nấu ăn cho bé.
Khuyến khích trẻ vận động để tăng miễn dịch đường ruột
Để trả lời cho câu hỏi trẻ bị bệnh tiêu hóa phải làm sao thì ha mẹ nên tìm cách tăng cường sức đề kháng đường ruột cho trẻ. Để tăng đề kháng, cha mẹ nên làm như sau:
Khuyến khích con chơi các trò chơi vận động ngoài trời nhẹ nhàng phù hợp với độ tuổi
Với những trẻ lớn thì mẹ có thể dạy trẻ đi xe đạp, đá bóng, đánh cầu lông…
Bổ sung men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé
Bổ sung men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé
Với trẻ tiêu hóa kém, để giúp đảm bảo sức khỏe đường ruột cho con, ba mẹ có thể kết hợp cho bé uống thêm men lợi khuẩn. Việc sử dụng men vi sinh sớm giúp bổ sung vi khuẩn có lợi trong đường ruột, đảm bảo đưa hệ vi sinh đường ruột đạt trạng thái cân bằng. Khi đó các probiotic sẽ ức chế hoạt động của các hại khuẩn, ngăn ngừa không cho chúng xâm nhập và phát triển trong đường ruột. Nhờ đó các chức năng của hệ tiêu hóa ở trẻ cũng được cải thiện nhanh chóng, hiệu quả. Điều này không chỉ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé mà còn giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho con.
Mẹ nên cho bé sử dụng men lợi khuẩn trong ít nhất 12 ngày đến 3 tháng để duy trì hiệu quả bổ sung lợi khuẩn giúp hệ vi sinh khỏe mạnh, cân bằng nhé!