Trẻ ăn gì nôn đấy là bị làm sao? Làm gì để cải thiện?

Trẻ ăn hay bị nôn là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Mặc dù hầu hết trường hợp trẻ bị nôn thường không nghiêm trọng nhưng vẫn có nhiều bà mẹ xót con và không biết nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này. Vậy, trẻ ăn gì nôn đấy là bị làm sao? Làm gì để cải thiện?

Trẻ ăn gì nôn đấy là bị làm sao ba mẹ đã biết chưa?

Trẻ ăn gì nôn đấy là bị làm sao? Làm gì để cải thiện?

Trẻ ăn gì nôn đấy là bị làm sao ba mẹ đã biết chưa?

 Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn

Đối với nhiễm virus thì bệnh khởi phát đột ngột, trẻ nôn, sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn ở trẻ có thể kéo dài từ 12 – 72 giờ.

Trẻ ăn gì nôn đấy không sốt có thể nghi ngờ nguyên nhân do ngộ độc thức ăn. Thông thường bệnh khởi phát 2 – 12 giờ sau khi con ăn phải thực phẩm kém chất lượng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu trẻ sốt cao trong vài ngày và có kèm theo nôn ói, đi tiểu thấy đau rát hoặc nước tiểu có mùi khó chịu thì mẹ cần cân nhắc nguyên nhân này.

Tắc ruột

Tuy đây là tình trạng hiếm gặp nhưng bệnh gây nguy hiểm và cần được xử lý cấp cứu càng sớm càng tốt. Triệu chứng then chốt của tắc ruột đó là đau bụng dữ dội, trẻ bị nôn ra mật xanh vàng, thường là nôn vọt.

Lồng ruột

Trẻ bỗng nhiên bị nôn ói, không sốt nhưng không muốn uống, bị đau bụng không đi tiêu được có thể là biểu hiện của lồng ruột và cần được điều trị cấp cứu ngay lập tức.

Hẹp phì đại môn vị

Đối với một số ít trường hợp thì nếu bé từ 3-5 tuần tuổi đột nhiên bắt đầu nôn dữ dội, nhiều lần thì cần cảnh giác với chứng hẹp phì đại môn vị.

Trào ngược dạ dày thực quản

Bé ăn hay bị ói hoặc có dấu hiệu kích thích muốn ói nhưng không ói được, nhiều khả năng bé bị trào ngược dạ dày thực quản.

Mẹ làm sao để cải thiện trẻ ăn gì nôn đấy?

Quàng khăn vào cổ tránh gió

Trẻ ăn gì nôn đấy là bị làm sao? Làm gì để cải thiện?

Quàng khăn vào cổ tránh gió

Việc quàng khăn vào cổ cho trẻ là cách để giúp làm ấm cơ thể của trẻ. Việc này giúp tránh tình trạng trẻ bị cảm lạnh, ốm sốt sau khi trẻ nôn trớ xong.

Không xốc trẻ lên khi mới nôn

Trẻ có thể nôn liên tục trong khoảng thời gian nhất định, sau đó tần suất giảm dần. Vì thế ba mẹ tuyệt đối không được xốc trẻ lên khi trẻ bị nôn để tránh dịch đi ngược vào phổi gây nguy hiểm.

Vỗ nhẹ lưng con để con nôn hết

Trẻ ăn gì nôn đấy là bị làm sao? Làm gì để cải thiện?

Vỗ nhẹ lưng con để con nôn hết

Hành động vỗ vào lưng con theo chiều từ cổ xuống thắt lưng giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Kết hợp với việc trò chuyện giúp con phân tâm và có thể làm giảm tình trạng nôn dần dần.

Cho con uống nước sau khi nôn

Trẻ nhỏ sẽ bị mất một lượng nước sau quá trình nôn. Khi mới nôn xong mẹ nên cho con uống một chút nước lọc hoặc nước ép hoa quả. Không nên cho uống quá nhiều sẽ khiến con bị nôn trở lại và nên cho uống ít một và cách khoảng 5 – 10 phút/lần.

Sau khi thực hiện đầy đủ các điều trên, nếu thấy tình trạng nôn khi ăn của trẻ được cải thiện bạn có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường. Ưu tiên thực phẩm lỏng, dễ tiêu hoá, không nặng bụng. Còn nếu như tình trạng nôn trớ không được cải thiện thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ nhé!

Bổ sung men vi sinh cải thiện tiêu hóa cho bé hay nôn

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng của con, mẹ nên sử dụng thêm men vi sinh tăng cường lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm đặc chế dành cho trẻ nhỏ với dạng bào chế nhỏ giọt tiện lợi.

Trẻ ăn gì nôn đấy là bị làm sao? Làm gì để cải thiện?

Bổ sung men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Tăng cường men vi sinh là cách giúp nạp thêm hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, lấy lại sự cân bằng của hệ khuẩn ruột và giải quyết các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ, đầy hơi.. con đang gặp phải. Duy trì cho bé tiêu hóa kém dùng men vi sinh, bố mẹ sẽ thấy hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn nhiều đấy!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ