Trẻ ăn dặm sớm bị bệnh tiêu hóa phải làm sao?

Một số bà mẹ cho rằng trẻ ăn dặm sớm giúp trẻ “chắc dạ”, mau lớn và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên trẻ ăn dặm sớm lại thường mắc các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi,.. Trẻ ăn dặm sớm bị bệnh tiêu hóa phải làm sao? Hướng dẫn mẹ bầu cách cho trẻ ăn dặm phù hợp, hạn chế tối đa tình trạng mắc bệnh đường tiêu hóa.

Vì sao trẻ ăn dặm sớm lại dễ mắc bệnh đường tiêu hóa?

Dinh dưỡng có trong sữa mẹ không chỉ đầy đủ mà còn ở dạng dễ hấp thụ, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Thành phần dinh dưỡng cũng được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của trẻ trong từng giai đoạn. Vì thế WHO khuyến cáo mẹ nên nuôi con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.

Trong sữa mẹ có chứa lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ khỏe mạnh, cân bằng, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Sữa mẹ cũng là nguồn cung cấp kháng thể đầy đủ, hỗ trợ sức khỏe tổng thể của trẻ tốt nhất. Đây là những lợi ích của sữa mẹ mà thức ăn dặm không thể mang lại cho trẻ được. Do đó, nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, bé rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ ăn dặm sớm dễ mắc bệnh đường tiêu hóa là do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt và chưa hoàn thiện về chức năng và cấu tạo. Đặc biệt, hệ tiêu hóa trẻ nhỏ chưa thể sản sinh đầy đủ các loại enzyme tiêu hóa để có thể phân hủy được tất cả các loại thực phẩm, điển hình là enzyme amylase có trong nước bọt, dùng để phân hủy tinh bột, chuyển hóa dưỡng chất có trong tinh bột thành các dạng dễ hấp thụ hơn. Vì thế trẻ sơ sinh ăn dặm sớm dễ bị mắc bệnh đường tiêu hóa.

Trẻ ăn dặm sớm bị bệnh tiêu hóa phải làm sao?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, chưa hoàn thiện về chức năng và cấu tạo khiến trẻ ăn dặm sớm dễ mắc bệnh tiêu hóa

Trẻ ăn dặm sớm bị bệnh tiêu hóa phải làm sao?

Những cách giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm sớm mắc bệnh đường tiêu hóa mẹ nên biết:

Dừng ngay việc cho trẻ ăn dặm sớm

Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể phân hủy hết thức ăn cũng như chưa thể chuyển hóa và hấp thụ được dinh dưỡng có trong thức ăn gây nên các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ ăn dặm sớm. Vì thế mẹ nên dừng việc cho trẻ ăn dặm, thay vào đó nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi bé được 6 tháng tuổi.

Trường hợp mẹ không có đủ sữa cho con bú mẹ nên cho con uống sữa công thức phù hợp với lứa tuổi của bé và pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên bao bì. Cùng với đó mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ pha sữa cho con, ngăn ngừa nguy cơ hại khuẩn thông qua sữa xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn

Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa do ăn dặm sớm mẹ nên kết hợp bổ sung men lợi khuẩn cho trẻ. Bổ sung lợi khuẩn sớm giúp đưa hệ vi sinh của trẻ về trạng thái cân bằng giúp duy trì ổn định hoạt động của đường ruột. Việc tăng cường lợi khuẩn cũng giúp ức chế và kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn, tạo thành hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của hại khuẩn từ bên ngoài vào trong đường ruột. Nhờ đó giúp cải thiện các vấn đề thường gặp ở trẻ ăn dặm sớm như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón,.. hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng đề kháng cho bé.

Trẻ ăn dặm sớm bị bệnh tiêu hóa phải làm sao?

Men vi sinh giúp bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ ăn dặm sớm

Massage bụng, hỗ trợ trẻ vận động

Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa được massage bụng sẽ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn. Động tác này cũng giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động, thúc đẩy quá trình vận chuyển thức ăn, chất bài tiết được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra các động tác đạp xe, trườn, bò,… cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ cải thiện các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ hiệu quả, đặc biệt là ở các chứng chướng bụng, đầy hơi,…

Cách massage đúng giảm chướng bụng ở trẻ bị táo bón

Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa được massage bụng sẽ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn

Đưa trẻ đi khám khi cần thiết

Nếu mẹ đã áp dụng tất cả các phương pháp nêu trên nhưng các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ ăn dặm sớm như tiêu chảy, táo bón ở trẻ không thuyên giảm và xuất hiện các hiện tượng như nôn trớ, sốt, đau bụng,… thì mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được theo dõi và điều trị kịp thời. Nhờ đó có thể ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và cho bú kết hợp ăn dặm cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ chỉ nên cho con ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, thời điểm ăn dặm sớm nhất là khi trẻ tròn 4 tháng tuổi.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ