Để khắc phục tình trạng trẻ bị chậm lên cân, bố mẹ cần tìm ra lý do trẻ chậm tăng cân và xử lý sớm. Tùy theo độ tuổi của bé mà sẽ có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm lên cân, một trong số đó là do chất và lượng sữa không phù hợp.
Trẻ chậm lên cân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Với những trẻ bú mẹ thì có thể do mẹ bị ít sữa, mất sữa, sữa mẹ không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng do chế độ ăn uống kiêng khem quá kỹ.. Với trẻ bú sữa công thức thì có thể do loại sữa sử dụng không phù hợp với độ tuổi của trẻ, khẩu vị không thích hợp làm cho con bị lười bú, bú ít hơn so với lượng khuyến nghị, mẹ pha sữa không đúng cách, bị quá loãng hay quá đặc.
Trẻ bị chậm lên cân cũng có thể do con biếng ăn, do các vấn đề tiêu hóa của trẻ hoặc do bố mẹ mắc sai lầm trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé (hay cho con ăn đồ ăn sẵn, cho trẻ ăn nhiều đạm, lạm dụng nước xương ninh cháo cho bé..
Trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất cũng dễ bị chậm tăng cân hơn so với các bạn đồng trang lứa. Không ít trường hợp các bé chậm lên cân, thấp bé hơn so với tiêu chuẩn do chế độ ăn uống không đảm bảo, cơ thể bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, kẽm, kali, vitamin A, B, D…
Yếu tố chiều cao và cân nặng là những chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển bình thường của trẻ. Tùy vào độ tuổi mà trẻ sẽ có chỉ số về chiều cao và cân nặng khác nhau. Trung bình trẻ 6 tháng tuổi sẽ đạt cân nặng khoảng 7.2kg với bé gái và 7.9kg với bé trai. Nếu trẻ có cân nặng nhẹ hơn (khoảng 20%) so với tiêu chuẩn chung thì bé đã bị chậm tăng cân.
So sánh chiều cao và cân nặng của trẻ theo chuẩn để biết con có chậm tăng cân hay không
Bố mẹ cần phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, nhất là trong giai đoạn 5 năm đầu đời của bé để không ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của con, phòng tránh tốt các bệnh lý dễ gặp ở giai đoạn này. Để biết con có chậm tăng cân hay không, bố mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ dựa theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngoài ra, có thể nhận biết tình trạng của bé thông qua việc trẻ thường xuyên bị mệt mỏi, lười bú, biếng ăn, da xanh xao, tay chân gầy guộc..
Mặc dù chậm tăng cân không phải là bệnh nhưng là yếu tố quan trọng để đánh giá sức khỏe và sự phát triển của một đứa trẻ. Để xây dựng thực đơn cho bé khoa học, giúp con lên cân tốt, khẩu phần ăn của trẻ cần đáp ứng nguyên tắc sau:
Cân đối và đa dạng chế độ ăn của con
Dinh dưỡng là yếu tố mang tính quyết định tới sự phát triển và cân nặng của trẻ. Muốn trẻ tăng cân tốt, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Bữa ăn của trẻ cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết
Bổ sung vitamin từ các nguồn dinh dưỡng khác nhau
Sử dụng các loại thực phẩm khác nhau giúp cung cấp đầy đủ các vi chất có lợi cho trẻ, lại tăng cường thêm hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp trẻ tiêu hóa hiệu quả.
Không quên cung cấp chất béo trong chế độ ăn hằng ngày
Trẻ càng lớn, càng vận động nhiều thì nhu cầu về năng lượng càng cao. Trong đó chất béo nguồn năng lượng rất lớn, lớn gấp đôi chất đạm và tinh bột. Do đó mỗi bát cơm hay cháo của trẻ mẹ nên thêm vào 1 thìa dầu hoặc mỡ, ưu tiên chọn dầu thực vật, chất béo không bão hòa để đảm bảo sức khỏe.
Không nên ép trẻ phải ăn
Ép con ăn nhiều và thường xuyên sẽ khiến trẻ sợ phải ăn, sợ thức ăn. Bố mẹ nên để cho con ăn theo nhu cầu và nếu bé ăn quá ít, mẹ có thể tăng cường các bữa phụ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé.
Không ép buộc bé phải ăn mà hãy cho con ăn theo nhu cầu cơ thể
Không xay nhuyễn thức ăn khi trẻ đến tuổi có thể tự nhai
Khi trẻ đã mọc đủ răng hoặc có thể tự nhai nuốt, bố mẹ hãy để bé tự nhai, nhờ đó con sẽ cảm nhận được vị ngon của từng loại thực phẩm, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa tiết ra nhiều enzyme tiêu hóa thức ăn. Nếu mẹ xay nhuyễn thức ăn khi con đã tự nhai được sẽ khiến trẻ lười nhai, kén ăn.
Tăng số bữa ăn trong ngày lên cho trẻ
Bữa ăn trong ngày nên được chia nhỏ khoảng 5-6 bữa, thậm chí có thể cho con ăn nhẹ vào buổi tối trước khi ngủ để giảm bớt áp lực cho bé vào bữa chính, ngăn ngừa nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa
Tất cả thức ăn đều được xử lý thông qua bộ máy tiêu hóa trước khi hấp thu vào cơ thể. Do đó, muốn trẻ hấp thu dinh dưỡng tối ưu, mẹ cần chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa của con bằng cách bổ sung lợi khuẩn và chất xơ hòa tan cho bé.
Có nhiều cách bổ sung lợi khuẩn, trong đó sử dụng men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Men vi sinh cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp bảo vệ đường ruột và cơ thể bé toàn diện hơn nhờ việc ổn định và cân bằng hệ vi sinh cho trẻ, tăng cường tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, giúp trẻ ăn uống ngon miệng để lên cân tốt hơn.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ nhỏ của Anh Quốc
Đọc xong bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã biết lý do trẻ chậm tăng cân là gì và nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ thế nào rồi. Chúc bé có sức khỏe tốt và lên cân đều, phát triển theo chuẩn.