Top 5 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ăn dặm đau bụng?

Mới bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ rất dễ gặp các vấn đề về đường ruột khi hệ tiêu hóa chưa thích nghi với việc chuyển hóa các món ăn mới ngoài sữa mẹ. Bài viết sau sẽ giúp mẹ hiểu rõ những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ăn dặm đau bụng để từ đó có cách giải quyết kịp thời, chuẩn xác.

Top 5 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ăn dặm đau bụng?

Rối loạn tiêu hóa hay đau bụng khi ăn dặm là vấn đề không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là 5 nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng này khi bắt đầu tập ăn dặm:

  • Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa phát triển hoàn toàn nên khi mẹ thay đổi đột ngột chế độ ăn khiến cho đường ruột của trẻ phải làm việc nhiều hơn, dạ dày bị quá tải, khiến hệ vi sinh bị mất cân bằng và gây ra tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Top 5 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ăn dặm đau bụng?

Trẻ bị đau bụng khi tập ăn những món ăn mới ngoài sữa mẹ

  • Thức ăn giàu chất đạm: Nhiều bậc phụ huynh muốn con có sức khỏe tốt nên tăng cường thêm nhiều món thức ăn không đúng tỉ lệ, ví dụ như cho nhiều dầu ăn vào món ăn dặm cũng khiến con bị đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, trẻ ăn dặm bị táo bón..
  • Thời gian ăn dặm quá sớm: Cho trẻ ăn dặm trước khi con được 6 tháng tuổi sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của con bị ảnh hưởng, cơ thể chưa sản sinh ra nhiều men amylase và ptyalin ở nước bọt để tiêu hóa thức ăn. Trẻ ăn dặm quá sớm có thể bị đau bụng, khó tiêu tái phát nhiều lần.
  • Ăn quá nhiều trong một bữa: Khẩu phần ăn quá nhiều khiến cho trẻ tiêu hóa không kịp. Dạ dày của trẻ trong độ tuổi ăn dặm còn nhỏ, không thể tiêu hóa và hấp thu hết lượng thức ăn khổng lồ trong một bữa, khiến cho con bị đau bụng, đi ngoài phân sống.
  • Vệ sinh thực phẩm không đảm bảo: Trẻ ăn dặm đau bụng cũng có thể bởi nguyên nhân vệ sinh thực phẩm không được đảm bảo, khiến cho con bị nhiễm vi khuẩn và bị đau bụng, có khi gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Cách giải quyết khi gặp tình trạng trẻ bị đau bụng

Nếu trẻ bị đau bụng vào thời điểm ăn dặm, bố mẹ hãy áp dụng một số cách như sau để giúp con kiểm soát triệu chứng này:

  • Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, bố mẹ hãy nấu cho con những món ăn dễ tiêu hóa và ở dạng mềm, lỏng. Chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân thủ nguyên tắc “ăn chín – uống sôi” và tránh xa những món ăn bị ôi thiu, đồ tái, sống, những món ăn nhiều dầu mỡ và có gia vị nặng mùi.

Top 5 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ăn dặm đau bụng?

Cho con ăn những món ăn dinh dưỡng, dễ tiêu hóa có độ thô tăng dần

  • Những bà mẹ cho con bú không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, vì thuốc cũng có thể theo dòng sữa vào cơ thể trẻ.
  • Nếu trẻ không dung nạp một loại sữa công thức nào đó, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thay đổi sữa cho con.
  • Tránh cho trẻ ăn quá no hay ăn quá nhiều một bữa ăn mà nên chia nhỏ khẩu phần ăn của con với lượng vừa đủ.
  • Sau khi con ăn no, hãy cho trẻ ngồi yên một chỗ và tránh đùa nghịch, tác động khiến trẻ đau bụng, nôn trớ.
  • Đảm bảo trẻ ăn uống đủ chất, sử dụng những loại sữa chua nào có chứa probiotic tăng cường thêm cho con mỗi ngày để nâng cao sức khỏe đường ruột của trẻ và giúp con dễ tiêu hóa hơn.
  • Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn với những sản phẩm men vi sinh chất lượng dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là cách thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ được nhiều phụ huynh lựa chọn.

Top 5 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ăn dặm đau bụng?

Cho trẻ uống men vi sinh là cách giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng

Hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ đã hiểu phải làm sao khi trẻ ăn dặm đau bụng rồi. Bố mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ các phương pháp ăn dặm trước khi áp dụng cho con để tránh mắc các sai lầm khi thực hiện, khiến con bị đau bụng hoặc gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ