Top 5 cách chữa trớ cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Trẻ bị nôn trớ không gây nguy hiểm nhưng cũng khiến cha mẹ lo lắng, căng thẳng do trẻ thường quấy khóc. Ngoài ra nôn trớ cũng có có nguy cơ trở thành bệnh lý nếu bé bị nôn trớ dài ngày, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Top 5 cách chữa trớ cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

3 nguyên tắc giúp hạn chế trẻ bị nôn trớ

Cho trẻ bú đúng tư thế

Bế bé nhẹ nhàng, mặt hướng về phía mẹ, đầu hơi ngả sau sao cho đầu, lưng, mông của bé cùng nằm trên một đường thẳng. Cho bé bú đúng tư thế giúp con ngậm đúng đầu ti, lúc này bé sẽ hạn chế việc nuốt nhiều khí trong quá trình bú, giúp giảm nôn trớ hiệu quả.

Cho bé bú bên trái trước bên phải

Cho bé bú bên trái trước rồi mới chuyển sang bên phải vì khi bé gần no cần nằm nghiêng trái để sữa dễ dàng di chuyển xuống dưới, giữ lại trong dạ dày và không bị trào ngược ra ngoài. Đồng thời không được cho trẻ bú quá no, không chọc cười khi trẻ đang bú, không cho bú khi đầu thấp hơn người, khi bé đang cười,… cũng là cách giúp trẻ giảm nôn trớ.

Tạo cảm giác thoải mái nhất cho trẻ

Không cho bé nằm xuống ngay sau khi bú hay đột ngột đổi tư thế của trẻ. Sau khi bú xong trẻ cần giữ tư thế cao đầu trong khoảng 15 – 20 phút, vỗ nhẹ cho ợ hơi rồi mới nên chuyển tư thế hoặc cho nằm. Mẹ cũng nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, nới lỏng quần áo củ trẻ khi cho bú.

Tạo cảm giác thoải mái trong và sau khi trẻ bú giúp hạn chế nôn trớ

Top 5 cách chữa trớ cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Dưới đây là 5 cách chữa trớ cho trẻ sơ sinh hiệu quả, dễ thực hiện:

1. Cho trẻ uống nước gạo lứt rang

Cho gạo lứt vào rang chín rồi đem nấu với 1/2 ly nước + 1/2 ly sữa đến khi cạn nửa thì tắt bếp, lấy nước ấm cho trẻ uống. Lấy 7 hạt gạo lứt cho bé trai và 9 hạt cho bé gái khi nấu nước để đạt hiệu quả tốt hơn.

2. Sử dụng gừng tươi giúp trẻ giảm nôn trớ

Lấy gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái thành nhiều lát mỏng. Bố ngậm mấy lát gừng trong miệng rồi hà hơi 36 lần vào cổ, ngực, bụng, rốn của trẻ. Mẹ ngậm mấy lát gừng trong miệng rồi hà hơi 36 lần vào lưng và gáy. Bố mẹ thay nhau thực hiện các này liên tục trong 3 ngày sẽ thấy trẻ bớt nôn trớ.

3. Thoa tinh dầu bạc hà cho trẻ bị nôn trớ

Dùng vài giọt tinh dầu bạc hà thoa lên bụng trẻ kết hợp massage bụng theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra. Cách này không chỉ giúp trẻ giảm nôn trớ mà còn tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.

Dùng vài giọt tinh dầu bạc hà thoa lên bụng trẻ kết hợp massage bụng theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra giúp giảm nôn trớ

4. Lấy đọt tre giúp trẻ chữa nôn trớ

Lấy 7 đọt tre tươi cho con trai và 9 đọt cho con gái, cắt nhỏ, cho vào nồi đun nhỏ lửa với 1/2 bát nước cho đến khi còn khoảng 6 thìa cà phê nước thì tắt bếp. Cho trẻ uống khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa. Uống khoảng 3 – 4 ngày mẹ sẽ thấy tình trạng nôn trớ của trẻ thuyên giảm hẳn.

5. Cho trẻ uống men vi sinh giúp tăng cường tiêu hóa

Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa, giảm tần suất nôn trớ hiệu quả ở trẻ. Mẹ cho trẻ uống men vi sinh ngay trong những ngày đầu đời không chỉ giúp giảm nôn trớ mà còn hỗ trợ tăng cường đề kháng, nâng cao miễn dịch giúp bảo vệ bé khỏe mạnh. Để men vi sinh phát huy hiệu quả tốt nhất mẹ cần cho bé sử dụng đều đặn, liên tục trong 3 tháng nhằm duy trì và ổn định tỉ lệ cân bằng của lợi khuẩn và hại khuẩn trong hệ vi sinh.

Men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh

Cho trẻ uống men lợi khuẩn đều đặn trong 3 tháng đầu đời là cách để hệ tiêu hóa của trẻ nhanh chóng hoàn thiện, giảm nôn trớ, tăng cường chức năng tiêu hóa, miễn dịch hiệu quả. Mẹ lưu ý chọn loại men vi sinh nhập khẩu chính hãng, được Bộ Y tế cho phép lưu hành để đảm bảo chất lượng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ