Tình trạng tiêu chảy ở trẻ em: Khi nào cần đi khám và điều trị chuyên sâu

Tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em đa số do virus gây ra, gây mất nước và điện giải, một số trường hợp tiêu chảy gây nguy hiểm cần đưa bé đi khám. Bố mẹ hãy đọc bài sau để biết khi nào cần cho trẻ tới bệnh viện để điều trị chuyên sâu.

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ em là bệnh gì?

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ đi tiêu trên 3 lần trong ngày. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra trong vài ngày hoặc cả tuần, nếu trẻ nhỏ bị tiêu chảy trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân chính khiến trẻ tiêu chảy là do con ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, bàn tay bẩn không được rửa sạch khi cầm thức ăn.. làm cho vi khuẩn, virus theo tới ruột và sinh sôi nảy nở nhanh, bài tiết ra chất độc.

Cơ thể lúc này sẽ phản ứng lại với cách huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan virus, vi khuẩn và chất độc do chúng gây ra, đồng thời co bóp mạnh ruột để đào thải nước mang theo virus, vi khuẩn và chất độc ra ngoài cơ thể, dẫn tới tiêu chảy.

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ em: Khi nào cần đi khám và điều trị chuyên sâu

Tiêu chảy là bệnh lý đường ruột hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Biến chứng tiêu chảy khi trẻ mất nước cần lưu ý

Một trong những biến chứng hay gặp phải ở trẻ tiêu chảy là bị mất nước. Trẻ tiêu chảy cấp có các mức độ bị mất nước sau đây, bố mẹ cần lưu ý:

  • Mất nước từ nhẹ đến trung bình: Trẻ vật vã, mắt trũng, bị khát nước và háo nước, khi véo da thấy da mất nếp chậm.
  • Mất nước nặng: Trẻ ngủ li bì, mắt trũng sâu, khát nước nhưng uống nước ít, khi véo vào da thấy rất lâu không mất nếp.
  • Nếu trẻ không có các điều kiện như trên thì không mất nước.

Các biến chứng khác trẻ có thể gặp phải khi tiêu chảy như rối loạn kali máu, nhiễm toan chuyển hóa làm cho bé thở nhanh và sâu, môi đỏ, thậm chí bị biến chứng suy thận cấp. Do đó, khi thấy tình trạng tiêu chảy ở trẻ em bố mẹ cần bù nước và điện giải ngay cho con cũng như theo dõi sát sao sức khỏe của bé nhằm có phản ứng xử lý kịp thời.

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ em: Khi nào cần đi khám và điều trị chuyên sâu

Tiêu chảy có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của bé

Thực đơn dinh dưỡng cho bé tiêu chảy

Với trẻ tiêu chảy cấp, bố mẹ cần cho con ăn đủ bữa và ăn thành nhiều bữa (6-8 bữa) trong ngày. Thức ăn cho bé cần nấu mềm, loãng hơn bình thường để con tiêu hóa tốt hơn. Gợi ý một số món ăn nên bổ sung cho trẻ tiêu chảy như:

  • Uống nước cháo muối: Đun 50gr gạo, chút muối và nước, đun nhừ sau đó lọc lấy đủ 1 lít nước.
  • Uống nước gạo rang: Mang 50gr gạo rang vàng và nấu như nước cháo muối, sau đó cho trẻ uống.
  • Trẻ bú mẹ: Cho con bú bình thường và tăng thêm cữ bú trong ngày.
  • Trẻ đã ăn dặm: Ngoài sữa mẹ, cần bổ sung thêm bột, cháo, súp nấu với thịt nạc, thịt gà, cà rốt, nấu loãng và thêm dầu thực vật.

Khi trẻ tiêu chảy, bố mẹ nên kết hợp cho trẻ uống men vi sinh để bổ sung hàm lượng lớn lợi khuẩn tốt cho đường ruột của bé, nhằm ức chế vi khuẩn gây hại, lấy lại sự cân bằng hệ sinh thái đường ruột. Điều này giúp tạo tiền đề cho trẻ có hệ tiêu hóa cân bằng, ổn định sẽ có sức đề kháng tốt hơn, giảm nhanh dấu hiệu tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, rối loạn tiêu hóa. Hãy duy trì bổ sung men vi sinh cho bé ít nhất 3 tháng để củng cố sức khỏe đường ruột cho trẻ, phòng tiêu chảy tái phát.

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ em: Khi nào cần đi khám và điều trị chuyên sâu

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Khi nào cần cho trẻ tiêu chảy đi khám và điều trị chuyên sâu

Nếu bố mẹ thấy trẻ bị đau bụng, tiêu chảy ra nước và kéo dài hơn 24 giờ hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng sau thì cần cho con đi viện ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như có cách điều trị kịp thời:

  • Trẻ bị sốt, có thể bị sốt vừa tới sốt cao.
  • Trẻ bị đau bụng hoặc bị đau trực tràng dữ dội.
  • Phân của trẻ chuyển sang màu đen hay có lẫn máu.
  • Trẻ bị mất nước, môi khô, mắt khô, da chùng xuống, mệt mỏi ủ rũ..
  • Trẻ có nước tiểu sẫm màu, ít đi tiểu hơn bình thường.
  • Trẻ khi khóc không chảy nước mắt.
  • Trẻ bỏ ăn, quấy khóc nhiều.

Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ đã hiểu rõ hơn tình trạng tiêu chảy ở trẻ em và nắm được thời điểm nên đưa trẻ đi khám để tránh xảy ra các biến chứng có hại, giúp con phục hồi sức khỏe hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ