Điều trị và phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em?

Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ thường có thể tự khỏi trong vài ngày hoặc lâu hơn tùy vào nguyên nhân và mức độ của bệnh, tình trạng dinh dưỡng của bé. Bố mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để biết cách điều trị và phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em, giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe.

Thời điểm trẻ dễ bị tiêu chảy nhất trong năm

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể diễn ra quanh năm, tuy nhiên có hai thời điểm bệnh thường xảy ra với số lượng lớn bệnh nhân. Bố mẹ cần lưu ý cách điều trị và phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em để bảo vệ bé an toàn.

Lưu ý một số thời điểm trẻ dễ bị tiêu chảy là:

  • Thời điểm mùa nóng: Là lúc có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều, mọi người ăn uống bên ngoài thường xuyên hơn nên dễ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
  • Thời điểm mùa lạnh: Lúc này mọi người thường ở nhà, tập trung đông đúc, tạo điều kiện cho virus lây lan. Trẻ nhỏ cũng dễ mắc phải các đợt dịch tiêu chảy do virus nhất là Rotavirus.

Điều trị và phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em?

Tiêu chảy là bệnh lý hệ tiêu hóa dễ lây lan đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ

Điều trị và phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em như thế nào?

Để điều trị và phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý chăm sóc dinh dưỡng cân bằng cho trẻ, giữ vệ sinh sạch sẽ cũng như điều chỉnh chế độ sinh hoạt của con. Trẻ bị tiêu chảy cấp cần được bù nước và điện giải kịp thời để tránh các biến chứng sức khỏe xảy ra, lưu ý:

Theo dõi tình trạng mất nước

Bố mẹ cần theo dõi thường xuyên thể trạng của trẻ bị tiêu chảy và chú ý khi trẻ có các dấu hiệu mất nước sau đây:

  • Trẻ tỉnh táo chuyển sang cáu gắt, quấy khóc nhiều.
  • Trẻ bị mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo.
  • Trẻ khát nước nhiều, hay đòi bú, đòi uống nước.

Nếu thấy trẻ nhỏ bị tiêu chảy có dấu hiệu lờ đờ, mệt mỏi, li bì, ngủ khó đánh thức, bú kém thì cần đưa con đi đến bệnh viện ngay.

Điều trị và phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em?

Theo dõi dấu hiệu mất nước của trẻ tiêu chảy để bù nước cho kịp thời

Cho bé bị tiêu chảy uống Oresol

Oresol là dung dịch bù nước và điện giải dành cho các trường hợp bị tiêu chảy, nôn, sốt. Bố mẹ nên cho trẻ uống dung dịch Oresol từng ngụm nhỏ, uống theo nhu cầu cho tới khi bé hết đòi uống hoặc thấy trẻ có biểu hiện thừa nước như phù mí mắt. Khi mua về pha dung dịch Oresol cần tuân theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Nếu không dùng Oresol, bố mẹ có thể bù nước cho trẻ với nước cháo muối, nước hoa quả không đường, nước dừa..

Điều trị và phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em?

Bổ sung dung dịch Oresol cho trẻ thường xuyên trong ngày

Bổ sung kẽm cho trẻ

Thực hiện điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ không thể thiếu bỏ sung kẽm để bù lại lượng kẽm không được hấp thu và mất đi theo phân khi bé bị tiêu chảy. Dùng kẽm cũng góp phần xây dựng lại tế bào ruột, tăng cường miễn dịch cho trẻ và giúp con ăn ngon miệng hơn.

Ổn định đường ruột với men vi sinh

Sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp ổn định hệ khuẩn ruột, hỗ trợ tăng cường và phục hồi niêm mạc ruột, giảm tổn thương khi bị tiêu chảy. Dùng men vi sinh là cách điều trị và phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em được nhiều phụ huynh lựa chọn, giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ, xây dựng hệ vi sinh cân bằng, ức chế sự sinh sôi của hại khuẩn, nhờ đó giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tái phát.

Điều trị và phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Tránh xa một số loại đồ ăn

Một số loại thực phẩm cần tránh cho trẻ dùng khi bé bị tiêu chảy gồm có thức ăn thô, nhiều chất xơ, nước có gas, nước có nhiều đường, cà phê.. bởi các thức uống này sẽ làm bệnh tiêu chảy của con nặng hơn. Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng hay bất dung nạp lactose, bố mẹ cần tránh cho con sử dụng các thực phẩm bị nghi ngờ.

Để điều trị và phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh thân thể cho trẻ thường xuyên, dạy bé rửa tay với xà phòng và nước sạch đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Bằng cách này, trẻ sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ